|
||||||||||
Người Việt trẻ thích ru rú trong nhà hơn ra đời thựcĐăng lúc: Thứ sáu - 07/08/2015 11:22 - Người đăng bài viết: admin
Một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Epinion và công ty truyền thông OMD cho biết, người Việt trẻ thích giao tiếp với bạn bè qua các ứng dụng trò chuyện hoặc tin nhắn hơn là nói chuyện trực tiếp.
Có một thông tin thú vị: Trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ về thế hệ Z, nhóm này rất quan tâm tới các vấn đề xã hội, ví dụ như tình hình biển Đông là một trong những đề tài được thảo luận nhiều nhất, tiếp sau đó là giáo dục toàn cầu và bình đẳng giới.
Một nửa số người được hỏi từ 13 tới 21 tuổi cho biết tin nhắn là phương tiện họ cảm thấy thoải mái nhất để nói chuyện với bạn bè. Chỉ có 30% nhóm này (mà tác giả gọi là nhóm “Genzilla”) cho biết họ thích nói chuyện mặt đối mặt hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện, thế hệ Z của Việt Nam thích dành thời gian online và “ru rú” trong nhà hơn là tương tác với thế giới bên ngoài.
Facebook đang là một kênh giao tiếp và thông tin phổ biến nhất của người Việt trẻ, đánh bại cả tivi và báo chí. Hơn một nửa (52%) số người được hỏi nói rằng họ xem các video trên YouTube nhiều hơn rất nhiều so với xem trên truyền hình truyền thống (31%), thậm chí nhiều hơn cả xem các chương trình truyền hình phát trực tuyến (29%). Trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ về thế hệ Z, nhóm này rất quan tâm tới các vấn đề xã hội, ví dụ như tình hình biển Đông là một trong những đề tài được thảo luận nhiều nhất, tiếp sau đó là giáo dục toàn cầu và bình đẳng giới.
Thời gian phổ biến nhất mà nhóm đối tượng này sử dụng Facebook là lúc họ rảnh rỗi nhất – từ 8 giờ tối tới 10 giờ tối. Nhóm này cũng là những người quyết định đáng kể việc gia đình họ sẽ mua gói truyền hình nào hay mua những công nghệ mới nào trong gia đình.
Theo nghiên cứu, hãng Samsung hiện đang chiếm thị phần cao nhất trong nhóm này, với 32% sử dụng, so với Nokia là 31% và Apple là 22%. Một nhà báo của Đài Truyền hình Hà Nội nhìn nhận: "Nghiên cứu cho thấy nhiều thông tin thú vị. Chẳng hạn, Hoàng Sa và Trường Sa là mối quan tâm hàng đầu, tiếp đó là giáo dục đại học và thứ ba là bình đẳng giới". Chị cũng băn khoăn tính chân thực của nghiên cứu là chưa rõ ràng. "Mình lại mắc bệnh thích hình thức, không rõ có bao nhiêu tham gia, thuộc thành phần nào. Cách thức phân tích số liệu và những hạn chế của nghiên cứu.Nhưng dù sao, vẫn mừng vì VN vẫn trong tầm quan tâm của quốc tế".
Nguồn tin: Vietnamnet
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
|||||||||
Ý kiến bạn đọc