|
|||||||
Phó Thủ tướng “tham luận” về tự chủ đại họcĐăng lúc: Thứ ba - 04/10/2016 18:01 - Người đăng bài viết: adminPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có bài "tham luận" đặc biệt về tự chủ ĐH. Ảnh: VGP/Đình Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đổi mới giáo dục ĐH nói chung, trong đó có tự chủ ĐH, là vấn đề phức tạp liên quan đến con người, trong giới trí thức vì vậy cần sự nhận thức sâu sắc, thấu triệt, trách nhiệm và quyết tâm cao.
Ngày 30/9, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức hội thảo về tự chủ ĐH với sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 170 trường ĐH cả nước. Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận và có sự đồng thuận cao về các vấn đề tự chủ ĐH. Trong đó, khẳng định tự chủ ĐH là xu thế phát triển tất yếu của các cơ sở giáo dục ĐH trên thế giới. Mục đích của chính sách này là để các trường đại học sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, phản ứng tốt trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu cầu mới của xã hội. Nhiều tham luận đã tập trung làm rõ những vướng mắc hạn chế cũng như kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tự chủ tại một số trường ĐH của Việt Nam thời gian qua. Đáng chú ý, trong phần phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phân tích, đánh giá toàn diện, sâu sắc về vấn đề tự chủ ĐH ở Việt Nam thời gian qua. Nhiều chỉ số giáo dục ĐH có vấn đề Phó Thủ tướng nhận xét hiện nay có rất nhiều chỉ số cho thấy giáo dục ĐH của Việt Nam “có vấn đề”. Điển hình là số lượng cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm, bên cạnh nguyên nhân về tình hình kinh tế xã hội, còn có nguyên nhân chất lượng đào tạo của giáo dục ĐH không đáp ứng được yêu cầu của DN. Trong khi nếu Việt Nam có thật nhiều cử nhân ra cử nhân, thạc sĩ ra thạc sĩ, tiến sĩ ra tiến sĩ thì đó là nguồn lực thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường ĐH, Phó Thủ tướng nêu một ví dụ buồn là trong số khoảng 10.000 tạp chí ISI; 20.000 tạp chí Scorpus thì không có một tạp chí nào thuộc một trường ĐH của Việt Nam. Cùng với đó mô hình sáng tạo quốc gia hiện nay khiến các trường ĐH đứng ngoài các chương trình nghiên cứu khoa học. “Đây là hai trong nhiều chỉ số, hai trong nhiều góc nhìn cho thấy chúng ta cần đổi mới giáo dục ĐH toàn diện, mạnh mẽ bởi tiếp cận đầu ra của thị trường lao động thì ĐH gần hơn”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh nguyên tắc phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới Không chỉ là tài chính Theo Phó Thủ tướng, đổi mới giáo dục ĐH ở Việt Nam không thể sao chép kinh nghiệm của bên ngoài bởi phải tính đến đặc thù nhưng cũng không thể lấy đặc thù để át đi, che đi xu thế tất yếu của thế giới, của thời đại. Giáo dục ĐH trên thế giới, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến, thì dễ thấy nhất là xu thế tự chủ. Bởi môi trường ĐH đòi hỏi sự khai phóng, sáng tạo và những người tham gia quản trị ĐH là người có trình độ, có hiểu biết, mặt bằng hiểu biết tương đối cao và đồng nhất. Đặc biệt, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình xã hội. Nhìn lại quá trình thực hiện tự chủ ĐH ở Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết quá trình này bắt đầu từ năm 1996 với một số quyền tự chủ được trao cho 2 ĐH quốc gia Hà Nội và TPHCM, tiếp đó là đề án thí điểm thực hiện tự chủ ĐH cách đây 10 năm. Tuy nhiên, khi triển khai cách hiểu về tự chủ ĐH “lệch” quá nhiều về tài chính mà ít chú ý đến vấn đề chuyên môn, học thuật, bộ máy tổ chức, nhân sự. Về tự chủ chuyên môn, dạy học và nghiên cứu khoa học, thời gian qua Bộ GD&ĐT đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc như đánh giá của Phó Thủ tướng “so với quyền của các ĐH quốc gia, ĐH vùng lúc mới thành lập thì những trường ĐH tự chủ gần đây thậm chí được nhiều quyền hơn”. Liên quan đến bộ máy tổ chức, nhân sự, Phó Thủ tướng cho biết về nguyên tắc Bộ Nội vụ hoàn toàn đồng tình đối với các ĐH tự chủ được toàn quyền quyết định về nhân sự, “tuyển ai, như thế nào không cần phải làm đề án, mô tả vị trí việc làm như Luật Viên chức”; tự quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong. “Vừa rồi tôi vào thăm ĐH Đà Nẵng, các đồng chí có kiến nghị thành lập thêm 3 trường ĐH thành viên. Tinh thần nếu ĐH Đà Nẵng đăng ký tự chủ thì trường tự quyết định tổ chức bên trong. Hay trước đây còn quy định những người có học hàm, học vị được kéo dài thời gian công tác sau khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chỉ làm chuyên môn thì đối với các trường ĐH tự chủ chúng ta không nên can thiệp nếu những giáo sư đó vẫn đầy đủ uy tín và được tín nhiệm ở vị trí quản lý”, Phó Thủ tướng bày tỏ. Đề cập đến lo ngại của nhiều trường ĐH khi tự chủ sẽ không được ngân sách Nhà nước đầu tư, Phó Thủ tướng nêu thực tế ở những quốc gia như Đức, Pháp trường ĐH tự chủ rất nhiều nhưng ngân sách nhà nước vẫn cấp kinh phí. Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Giao-duc/Pho-Thu-tuong-tham-luan-ve-tu-chu-DH/287908.vgp
Từ khóa:
phó thủ, tướng vũ, đức đam, về tự, chủ đh, cho rằng, đổi mới, giáo dục, vấn đề, liên quan, sâu sắc, trách nhiệm, các trường, việt nam, tổ chức, trường đh, tập trung, xu thế, tất yếu, của các, thế giới, chính sách, thay đổi, yêu cầu, xã hội, vướng mắc, quá trình, thực hiện, tự chủ, thời gian, nhiều chỉ, cử nhân, thạc sĩ, không có, chất lượng, đầu tư, đối với, nghiên cứu, khoa học Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||
Ý kiến bạn đọc