Cường độ động đất Nepal tương đương 20 quả bom nguyên tử

Đăng lúc: Thứ hai - 27/04/2015 22:51 - Người đăng bài viết: admin
Gần trưa ngày 25/4, mảng kiến tạo lớn bên dưới bề mặt Trái Đất dịch chuyển và tạo ra tác động tương đương 20 quả bom nguyên tử, xé toạc mặt đất ở thung lũng Katmandu, Nepal.
nepal-1-si-5690-1430101175.jpg

Nhiều tòa nhà, di tích tại Nepal đã bị phá hủy sau trận động đất hôm 25/4. Ảnh:Reuters

Cơn chấn động xảy ra như từng được dự đoán, 81 năm sau động đất mạnh với cường độ lớn tương tự tại khu vực này. Theo báo cáo của Hiệp hội nghiên cứu Công nghệ về Động đất của Nepal, trong các văn bản ghi chép năm 1255, nơi này từng xảy ra động đất mạnh cấp 8 với tần suất 75 năm một lần.

Nguyên nhân xảy ra động đất là quá trình chuyển động thường xuyên của các đường nứt chạy dọc biên giới phía nam của Nepal, nơi tiểu lục địa Ấn Độ va chạm với mảng kiến tạo Á-Âu 40-50 triệu năm trước. "Sự va chạm giữa chúng là một ví dụ tiêu biểu ccho hoạt động địa chất", nhà địa vật lý học Lung S. Chan, chuyên gia Đại học Hong Kong, nói. Mảng kiến tạo Ấn Độ đang dịch chuyển hướng phía bắc của nó tới khu vực châu Á với tốc độ 5 cm mỗi năm. Theo Chan, về mặt địa chất, tốc độ này là rất nhanh.

WO-AW280A-QUAKE-16U-2015042619-6813-8305

Mô tả cấu trúc mảng kiến tạo và đứt gãy. Ảnh: USGS/WSJ

Tác động đẩy nhau của các mảng kiến tạo sinh ra ma sát, tạo lực ép và năng lượng cho đến khi lớp vỏ nứt vỡ. Theo chuyên gia Hongfeng Yang, trong trường hợp ở Nepal, mảng kiến tạo dịch chuyển về phía trước khoảng hai mét. Sau một trận động đất, các mảng kiến tạo tiếp tục di chuyển. Chan mô tả động đất làm tiêu tan năng lượng, "giống khi ta mở nắp một bình nước đang sôi, năng lượng được phát tán ra, nhưng sau khi ta đậy nắp bình, quá trình tích tụ năng lượng lại bắt đầu".

Times of India dẫn lời một chuyên gia cho biết lực tạo ra bởi trận động đất 7,8 Richter quét qua Kathmandu tương đương với 20 quả bom nhiệt hạch, mà mỗi quả có sức công phá lớn hơn quả bom đã tàn phá Hiroshima, Nhật Bản, nhiều lần.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho rằng động đất tại Nepal tương đối nông, có xu hướng gây ra nhiều thiệt hại và dư chấn hơn so với tác động của động đất xảy ra sâu dưới bề mặt Trái Đất.

Nepal là khu vực dễ bị động đất tàn phá, không chỉ vì sức mạnh khổng lồ từ những vụ va chạm kiến tạo, mà còn do đứt gãy bên dưới bề mặt quốc gia này. Vết đứt gãy thông thường tạo ra khoảng trống khi mặt đất tách ra. Trong khi đó, Nepal nằm trên đứt gãy nghịch (thrust fault), nơi một mảng kiến tạo sẽ tự đẩy lên trên một mảng kiến tạo khác.

Minh chứng dễ thấy nhất của điều này là dãy núi Himalaya. Các đường đứt gãy chạy dọc 2.250 km, sự va chạm liên tục giữa mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu khiến đỉnh núi vẫn tiếp tục cao lên một vài cm mỗi năm.

Những trận động đất nghiêm trọng ở Nepal dường như xảy ra theo tính quy luật, nhưng việc dự đoán điều gì sẽ xảy ra không hề đơn giản. Các tài liệu ghi chép trong quá khứ và phép đo đạc ngày nay về chuyển động của mảng kiến tạo cho thấy rằng, nếu sức ép hình thành ở khu vực này theo cách nhất quán, động đất có sức mạnh tàn phá nặng nề sẽ xảy ra theo chu kỳ khoảng 40-50 năm một lần.

Theo các chuyên gia, tính phức tạp của lực tác động lên vết nứt gãy là lý do khiến giới nghiên cứu không thể dự đoán chính xác số lượng động đất trung bình mà một khu vực sẽ phải trải qua trong một thế kỷ.

Anh Hoàng (Theo WSJ)


Nguồn tin: VNExpress

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 11
  • Hôm nay: 884
  • Tháng hiện tại: 77661
  • Tổng lượt truy cập: 25628243