|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh tế, toán học và tuyển sinhĐăng lúc: Thứ tư - 04/11/2015 16:59 - Người đăng bài viết: adminAlvin Roth là người phát hiện ra khả năng ứng dụng to lớn của thuật toán chấp nhận trì hoãn của Gale và Shapley. Những thành tựu của Alvin Roth và Lloyd Shapley (hai đồng chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2012) có thể được ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam như thế nào, từ việc thiết kế cơ chế điều phối hiến tặng nội tạng đến cơ chế tuyển sinh? Xu hướng áp dụng những thành tựu toán học trong nghiên cứu kinh tế đã có lịch sử lâu đời, và đặc biệt nổi bật trong khoảng mấy chục năm gần đây. Để minh họa nhận định đó, xin điểm qua một số giải Nobel Kinh tế mà người được giải là nhà toán học, hoặc những phương pháp toán học đóng vai trò chủ yếu trong thành tựu của giải: - Năm 1975, L. Kontorovich – nhà toán học Nga – nhận giải nhờ những nghiên cứu trong lý thuyết tối ưu, cụ thể là vấn đề phân bổ nguồn lực một cách tối ưu. - Năm 1994, nhà toán học Mỹ J. Nash cùng với J. Harsanyi và R. Selten được trao giải nhờ những kết quả về cân bằng trong trò chơi bất hợp tác. - Năm 2005, R. Aumann, Th. Schelling được vinh danh nhờ những nghiên cứu về xung đột và hợp tác trong lý thuyết trò chơi. - Năm 2007, L. Hurwicz, E. Maskin, R. Myerson, bằng công cụ toán học xây dựng nên cơ sở cả lý thuyết thiết kế cơ chế. - Năm 2012, A. Roth và L. Shapley, dựa trên những nghiên cứu về thuật toán chấp nhận trì hoãn đã đưa ra và kiểm nghiệm trên thực tế Lý thuyết phân phối ổn định và thiết kế thị trường. Ngoài ra còn có thể kể đến những giải Nobel Kinh tế khác mà trong đó những phương pháp toán học đóng vai trò chính yếu: G. Debreu (1983 – Lý thuyết cân bằng tổng quát); V. Smith (2002 – Phân tích thực nghiệm trong nghiên cứu thị trường), R. Engle (2003 – Phân tích chuỗi thời gian). Dưới đây, chúng tôi chủ yếu trình bày những thành tựu của Roth và Shapley, đồng thời đề xuất một số khả năng ứng dụng của những nghiên cứu đó vào thực tiễn Việt Nam. Đây không phải là những nghiên cứu mới của tác giả, mà chỉ là giới thiệu một số thành tựu mới cho những độc giả không chuyên. Chi tiết hơn có thể tìm thấy trong những tài liệu liệt kê ở phần Tài liệu tham khảo. Tiền đề thực tiễn của lý thuyết Roth và Shapley Trong kinh tế, nhiều vấn đề được giải quyết bằng hệ thống giá cả. Tuy nhiên, cũng có nhiều lĩnh vực mà cơ chế giá cả không thể giải quyết trọn vẹn vấn đề, nhất là khi đụng chạm đến phạm trù đạo đức. Ví dụ như việc hiến tặng nội tạng, hay phân phối học sinh vào các trường công lập. Đặc điểm chung của những lĩnh vực đó là các “sản phẩm” không hoàn toàn đồng nhất, hoặc thị trường rất “mỏng”. Năm 1984, Roth nghiên cứu thị trường tuyển dụng bác sĩ mới ra trường ở Mỹ. Cho đến trước những năm 1940, thị trường này còn “mỏng” và không tập trung. Thời gian sau đó bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của thị trường, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn. Để có thể tuyển dụng được, các bệnh viện phải đưa ra những quyết định tuyển người rất sớm, vì nếu từ chối ứng viên nào đó, rất có thể là đã quá muộn để có một ứng viên khác nộp đơn. Tình hình đó buộc các bệnh viện đưa ra những thời hạn chót cho ứng viên rất gấp. Điều này kéo theo việc sinh viên phải nhận chỗ làm tương lai thậm chí ngay từ khi chưa quyết định mình sẽ theo chuyên ngành gì. Tình hình tương tự cũng được quan sát thấy ở các nước khác như Anh và Canada. Để giải quyết tình trạng trên, khoảng những năm 1950 ở Mỹ đã thành lập những trung tâm điều phối, nhằm giúp cho thị trường bác sĩ mới tránh được hiện tượng “tắc nghẽn”. Năm 1984, Roth phát hiện ra rằng, thuật toán mà các trung tâm điều phối ở Mỹ áp dụng thực chất gần với thuật toán chấp nhận trì hoãn của Gale và Shapley, xây dựng trong một bài báo đăng trên tạp chí American Mathematical Monthly năm 1962. Một hiện tượng khác cho thấy sự cần thiết phải có thuật toán điều phối tương tự là vấn đề tuyển sinh vào các trường công lập ở New York. Học sinh có thể chọn trường mình muốn theo học, nhà trường có thể ưu tiên theo những tiêu chí riêng của họ, như học lực, khả năng thể thao, văn nghệ,… Cho đến trước năm 2003, việc phân phối học sinh vào các trường theo nguyên tắc sau: mỗi học sinh đưa ra năm nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên, các trường lấy từ trên xuống cũng theo thứ tự ưu tiên của họ. Nếu học sinh nào mà cả năm nguyện vọng đều không được thỏa mãn (hết chỗ) thì buộc phải theo sự sắp xếp của thành phố. Quy tắc này giống với cách tuyển sinh đại học (theo thứ tự điểm) áp dụng hiện nay ở Việt Nam. Tạm gọi đó là thuật toán chấp nhận tức khắc. Theo quy tắc này, hằng năm ở New York có khoảng 30.000 học sinh không được theo học ở trường nào trong năm trường có nguyện vọng. Roth phát hiện ra rằng, những vấn đề nêu trên đối với thị trường bác sĩ cũng như tuyển sinh, và nhiều vấn đề khác của thực tiễn có thể giải quyết nhờ thuật toán chấp nhận trì hoãn. Thuật toán chấp nhận trì hoãn Những vấn đề của thị trường bác sĩ và tuyển sinh có nét chung: đó là cần đến sự “ghép cặp” (giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, giữa học sinh và nhà trường). Việc ghép cặp này phải bảo đảm ba yêu cầu:
- Ổn định: không xảy ra “nguyện vọng chéo”, tức là không xảy ra việc ứng viên A muốn vào X thì bị ghép vào Y, ngược lại ứng viên B muốn vào Y thì bị ghép vào X. Nếu có tình trạng đó, các ứng viên sẽ có nguyện vọng trao đổi, và hệ thống mất ổn định. - Khuyến khích sự thành thật: các ứng viên cần đưa ra thứ tự ưu tiên thật sự của mình. Thuật toán cần đảm bảo sao cho sự thành thật làm lợi cho ứng viên, tránh tình trạng người gian dối được hưởng lợi. - Thuật toán phải đơn giản, dễ áp dụng. Điều đáng ngạc nhiên là một thuật toán đáp ứng cả ba yêu cầu đó đã được hai nhà toán học Gale và Shapley đưa ra năm 1962 ([3]), nhưng chính các tác giả không hề biết về khả năng áp dụng thuật toán. Thuật toán chấp nhận trì hoãn (deferred acceptance algorithm) có thể mô tả như sau. Xét một thị trường hai phía, gồm nhà tuyển dụng và ứng viên (ví dụ nhà trường và sinh viên). Các trường và sinh viên gửi danh sách thứ tự ưu tiên của mình đến một trung tâm thông tin. Bước 1: Trung tâm xếp các sinh viên vào các trường theo “nguyện vọng 1” của họ. Các trường nhận (tạm thời) theo thứ tự ưu tiên. Khi đã đủ số cần thiết, những ứng viên còn lại bị từ chối. Quá trình trên được lặp lại, cụ thể là: Ở bước thứ k, mỗi sinh viên bị từ chối ở các bước 1 đến k-1 sẽ được đưa vào trường tiếp theo trong danh sách các nguyện vọng của sinh viên đó. Các trường sẽ lại xét theo danh sách mới (bao gồm các sinh viên đã được chấp nhận tạm thời ở những bước trước và những sinh viên vừa được đưa vào) và đưa ra danh sách chấp nhận tạm thời mới. Những sinh viên còn lại bị từ chối. Quá trình kết thúc khi không còn đơn nhập học nào bị từ chối, hoặc khi chỉ còn lại những sinh viên đã bị từ chối ở tất cả các bước. Có thể minh họa thuật toán một cách đơn giản như sau (theo cách trình bày của Shapley). Giả sử có bốn chàng trai Adam, Bob, Charlie và Don, cùng “theo đuổi” ba cô gái Mary, Jane và Kate. Thứ tự ưu tiên của các chàng trai được cho bởi bảng sau đây:
Ngày thứ nhất, các chàng trai cầu hôn các cô gái mà mình thích nhất. Trong những người đến cầu hôn, mỗi cô gái chấp nhận (tạm thời) người đứng thứ tự cao nhất trong bảng ưu tiên của mình, từ chối những người còn lại. Các chàng trai bị từ chối sẽ tiếp tục cầu hôn cô gái thứ hai trong “bảng ưu tiên”. Các cô gái sẽ xét những lời cầu hôn mới, kết hợp với người đã “lựa chọn tạm thời” để chấp nhận (vẫn chỉ là tạm thời) người có thứ tự cao nhất trong bảng ưu tiên. Quá trình tiếp tục cho đến khi những chàng trai chưa được ghép cặp đã bị từ chối bởi tất cả các cô gái. Với trường hợp cụ thể trên đây, quá trình diễn ra như sau:
Như vậy, với Thuật toán chấp nhận trì hoãn, kết quả “ghép cặp” sẽ là: Mary-Adam; Kate-Don; Jane-Charlie. Gale và Shapley đã chứng minh chặt chẽ về mặt toán học những kết luận sau đây:
Tác giả bài viết: Hà Huy Khoái
Nguồn tin: Tia Sáng
Từ khóa:
alvin roth, phát hiện, ứng dụng, của thuật, toán chấp, trì hoãn, của gale, và shapley, những thành, tựu của, giải nobel, kinh tế, có thể, thực tiễn, vào việt, thiết kế, cơ chế, điều phối, việc hiến, tặng nội, tuyển sinh, áp dụng, toán học, nghiên cứu, một số, những phương, nhờ những, trong lý, cụ thể, vấn đề, cùng với, kết quả, trò chơi, hợp tác, xây dựng, lý thuyết, roth và Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ý kiến bạn đọc