Nhà khoa học đứng sau đột phá vaccine Moderna

Đăng lúc: Thứ ba - 17/11/2020 23:51 - Người đăng bài viết: admin
MỸ - Giám đốc Y tế hãng dược Moderna Tal Zaks, cùng với Melissa Moore, Giám đốc Khoa học, là hai bộ óc tạo nên "phép màu" của vaccine mRNA-1273.

Vaccine mRNA-1273 đạt hiệu quả 94,5% ngăn ngừa Covid-19, giúp Moderna trở thành nhà sản xuất dược phẩm thứ hai Mỹ gặt hái thành công trong cuộc đua vaccine thế giới. Cùng với vaccine của Pfizer, hiệu quả hơn 90%, Mỹ có thể có hai loại vaccine được phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12 với khoảng 60 triệu liều.

Vào tháng 3, khi cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu trở nên rõ ràng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời một nhóm lãnh đạo các công ty dược phẩm lớn đến Nhà Trắng. Tại cuộc họp đó, Stéphane Bancel, CEO của công ty công nghệ sinh học Moderna, đã báo cáo về khả năng công ty của ông có thể nghiên cứu thành công vaccine trong vòng vài tháng. Ngày 16/11, Moderna công bố vaccine thử nghiệm của công ty có hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa Covid -19.

Melissa Moore, Giám đốc Khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA. Ảnh: Umass

Melissa Moore, Giám đốc Khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA. Ảnh: Umass

Nhà nghiên cứu đứng sau thành công

Đứng sau thành công bước đầu rất quan trọng này của Moderna là nhóm các nhà khoa học của Moderna. Dẫn đầu là Giám đốc Y tế Tal Zaks, cùng với Melissa Moore, Giám đốc Khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA.

Tal Zaks, nhà khoa học từng là cựu trưởng khoa ung thư toàn cầu tại Sanofi (một công ty dược của Pháp), vui mừng trước việc công bố hiệu quả tích cực của vaccine: "Đây là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi".

Ngoài sự dẫn dắt của Tal Zaks, Melissa Moore, giám đốc khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA, chính là nhân vật quan trọng hàng đầu cho nỗ lực này.

Moore là nhà nghiên cứu lĩnh vực sinh hóa, chuyên nghiên cứu về phân tích cấu trúc protein. Từ khi còn là một nhà nghiên cứu trẻ tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào đầu những năm 1990, cô đã chuyên tâm nghiên cứu về mRNA, một công nghệ mới. Năm 2013, cô quyết định chuyển sang làm việc cho Moderna.

Trong một email gửi Tiến sĩ Tony de Fougerolles, lúc đó là giám đốc khoa học của Moderna, Moore tự tin về khả năng của mình trong lĩnh vực mRNA. Tiến sĩ De Fougerolles mời cô tham gia ban cố vấn khoa học của mình. Năm 2016, Moore thôi giữ chức vụ giáo sư có thời hạn tại Trường Y Đại học Massachusetts ở Worcester để tiếp nhận vai trò của De Fougerolles tại công ty Moderna.

Trao đổi với tạp chí Science năm 2017, Moore nói: "Tôi có thể dành 15 năm tiếp theo để tiếp tục công việc giáo sư, viết nhiều bài báo hơn, đào tạo nhiều sinh viên hơn. Nhưng khi tôi già đi và nhìn lại cuộc đời mình, tôi có thể sẽ cảm thấy hối tiếc nếu quyết định như vậy".

Kể từ khi Moore gia nhập, các nghiên cứu của cô đã giúp Moderna phát triển thành một công ty công nghệ sinh học lớn, đã sản xuất 23 loại thuốc mRNA và vaccine trong danh mục của công ty, chẳng hạn như vaccine cho virus Zika, một số loại vaccine cúm gia cầm, với 14 loại đang được nghiên cứu lâm sàng. Tuy vậy, những thành quả này chưa đủ để làm nên thành công cho công ty. Với việc bùng phát dịch bệnh Covid - 19, công ty đã được chính phủ Mỹ tài trợ để phát triển vaccine một cách nhanh chóng.

Sau các thông tin về thành công bước đầu trong việc thử nghiệm vaccine Covid-19, cổ phiếu của công ty đã tăng vọt. Từ dao động quanh mức 20 USD trong hai năm qua, sau tin tức đưa ra ngày 16/11, cổ phiếu của công ty đã lên mức hơn 95 USD, định giá công ty khoảng 38 tỷ USD.

Moderna thành lập năm 2010 với ý tưởng rằng công nghệ mRNA - phân tử gửi các hướng dẫn di truyền từ gene đến bộ máy tạo protein của tế bào - có thể được tái thiết kế để phát triển thuốc và vaccine.

Bảo Châu (Theo Guardian)


Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 342
  • Tháng hiện tại: 77119
  • Tổng lượt truy cập: 25627701