Nhật, Canada chia nhau giải Nobel Vật lý 2015

Đăng lúc: Thứ ba - 06/10/2015 23:02 - Người đăng bài viết: admin
Chiều nay (6/10), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm vừa công bố, chủ nhân mới của giải Nobel Vật lý 2015 là một nhà khoa học ở Nhật và một nhà khoa học ở Canada với khám phá về việc hạt hạ nguyên tử neutrino có khối lượng, đối lập với phỏng đoán của chúng ta lâu nay.

giải Nobel, Nobel Vật lý, Nobel 2015

Ủy ban Nobel cho biết, hai nhà khoa học Takaaki Kajita đến từ Đại học Tokyo (Nhật) và Arthur B. McDonald thuộc Đại học Queen (Canada) được vinh danh ở lĩnh vực vật lý năm nay vì "những đóng góp trọng yếu của họ đối với các thử nghiệm cho thấy hạt neutrino (một loại hạt hạ nguyên tử sinh ra từ sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ) thay đổi tính đồng nhất. Sự biến đổi này đòi hỏi các hạt neutrino phải có khối lượng".

"Khám phá này đã thay đổi vốn hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể chứng minh thiết yếu đối với quan điểm của chúng ta về vũ trụ", trích thông cáo của Ủy ban Nobel.

giải Nobel, Nobel Vật lý, Nobel 2015

Hai nhà khoa học Arthur B. McDonald (bên trái) và Takaaki Kajita.

Neutrino là loại hạt hạ nguyên tử dồi dào thứ hai trong vũ trụ, sau photon - quang tử mang ánh sáng. Các nhà nghiên cứu từng phỏng đoán về sự tồn tại của neutrino vào năm 1930, nhưng suốt nhiều thập niên sau đó, nó vẫn nằm trong số các nguyên tố bí ẩn nhất đối với vật lý thiên văn.

Năm 1998, tiến sĩ Kajita tuyên bố đã phát hiện sự tồn tại của khối lượng trong những hạt bí ẩn nổi tiếng này. Neutrino, trong tiếng Italia có nghĩa là "thứ trung lập bé nhỏ", không mang điện tích và nhẹ tới mức suốt một thời gian dài vẫn bị cho là không có khối lượng.

 

Năm 1999, tiến sĩ McDonald thông báo đã "tóm" được các hạt neutrino đầu tiên nhờ một máy dò mới, cực nhạy cảm nằm sâu dưới 2.072 mét dưới mặt đất ở Đài quan sát Neutrino Sudbury của Đại Học Queen tại Ontario, Canada.

Cả hai nhà khoa học đều quan sát thấy, neutrino có thể dao động, biến đổi từ trạng thái tính cách đặc thù sang trạng thái tính cách đặc thù khác, ám chỉ nó có khối lượng. Tổng cộng, họ đã ghi nhận 3 trạng thái tính cách đặc thù của neutrino.

Theo các chuyên gia, vũ trũ tràn ngập các hạt neutrino còn sót lại sau vụ nổ Big Bang và thêm nhiều hạt hạ nguyên tử này nữa được tạo ra trong các phản ứng nguyên tử trên Trái đất và trong các phản ứng nhiệt hạch của Mặt trời.

Khám phá về việc neutrino có khối lượng được cho là sẽ giúp các nhà vũ trụ học hiểu rõ hơn về cách vũ trụ tiến hóa và cách Mặt trời hoạt động, cũng như mở ra triển vọng giúp giới nghiên cứu cải thiện các nỗ lực tạo ra lò phản ứng nhiệt hạch trên Trái đất.

Với việc thắng giải Nobel Vật lý 2015, tiến sĩ Kajita và tiến sĩ McDonald sẽ cùng chia nhau số tiền thưởng là 8 triệu kronor Thụy Điển, tương đương khoảng 960.000 USD. Họ đã được ghi danh cùng 199 nhà khoa học khác, kể cả Albert Einstein, Niels Bohr và Marie Curie, là những người từng thắng giải Nobel trong lĩnh vực vật lý kể từ năm 1901.

Năm ngoái, cả 3 nhà khoa học gốc Nhật Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura đã cùng lên bục nhận giải Nobel Vật lý 2015 với phát minh về đèn tiết kiệm LED.

Tuấn Anh (Tổng hợp)


Nguồn tin: Vietnamnet

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

khoa học

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 2073
  • Tháng hiện tại: 80389
  • Tổng lượt truy cập: 25630971