Thời gian và cái đẹp tiết lộ vật lý trong nhận thức của con người

Đăng lúc: Thứ năm - 24/02/2022 11:57 - Người đăng bài viết: admin
Adrian Bejan, giáo sư kỹ thuật cơ khí J.A. Jones tại trường đại học Duke, mới ra cho mắt cuốn sách mới “Time and Beauty: Why Time Flies and Beauty Never Dies” (Thời gian và cái đẹp: Tại sao thời gian trôi và cái đẹp không bao giờ lụi tàn). Đây là cuốn sách khoa học thưởng thức thứ tư của Bejan viết cho độc giả đại chúng sử dụng khái niệm luật cấu trúc của mình – xu hướng của tất cả các hệ thống tiến hóa theo hướng dễ dàng hòa nhập dòng chảy hơn – để giải thích về hiện tượng hằng ngày vốn không liên quan đến vật lý.

 

Cuốn sách này mới được ấn hành vào tháng 2/2022 tại nhà xuất bản World Scientific.

Hai quan niệm của Bejan đã làm khuấy động sự tưởng tượng của công chúng về cái đẹp và thời gian. Vào năm 2010, ông đề cập đến tỉ lệ vàng, có trong những công trình trải rộng từ phạm vi cung điện Parthenon ở Athens đến bức họa Mona Lisa, làm con người cảm thấy hài lòng, vui thích bởi nó đem lại cho mắt người một bản quét hiệu quả nhất. Sau đó vào năm 2019, Bejan đề xuất một nguyên nhân vật lý giải thích tại sao thời gian dường như tăng tốc khi con người trưởng thành và già đi – một tốc độ chậm hơn để mắt người có thể đón nhận thông tin và các hệ thần kinh có thể xử lý chúng.

“Vào một đêm cách đây không lâu, khi tôi nằm trên giường, một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi là hai ý tưởng thời gian và cái đẹp trên thực tế là một và giống nhau”, Bejan nói. “Hai ý tưởng cái đẹp và thời gian thông thường được cho là những ý tưởng trừu tượng và không thể giải thích. Nhưng chúng đều nảy sinh từ cơ chế chuyển động của mắt người. Nói cách khác, cách chúng ta nhận thức được cả thời gian và cái đẹp đều xuất phát từ vật lý”

Trong cuốn sách mới, Bejan khám phá hai khái niệm ở nhiều chi tiết tỉ mỉ hơn, đem lại nhiều ví dụ trực quan để giúp độc giả hiểu được những giải thích của mình. Thị giác và nhận thức tiến triển cùng nhau, là một và cùng thiết kế, Bejan nói. Hiệu quả gia tăng của dòng chảy thông tin từ thế giới qua cặp mắt đến não phản hồi với sự truyền tải thông tin đó thông qua các kiến trúc nhánh của thần kinh và não. Sau đó ông đào sâu suy nghĩ của mình theo cách hệ thống hạ tầng vật lý cơ bản ảnh hưởng đến cách con người nhìn thế giới như thế nào.

Trong hiện hữu của cái đẹp, Bejan lập luận rằng thế giới – dù đó là cái nhìn của con người vào một bức họa hay một con linh dương vào một đồng bằng mở rộng đến chân trời – về cơ bản đều định hướng vào đường chân trời. Với con linh dương, nguy hiểm thường đến ở những chiều hai bên hoặc từ phía sau cứ không phải bên trên hoặc bên dưới, vì vậy phạm vi tầm nhìn của chúng tiến hóa theo hướng song song. Khi thị giác phát triển, động vật “thông minh hơn” bởi quan sát tốt hơn, và ông lập luận, tỉ lệ vàng là đỉnh cao của quá trình tiến hóa đó.

Theo thời gian, Bejan một lần nữa tham chiếu vào dòng chảy thông tin từ cặp mắt thông qua các nhánh của não người. Khi những mạng lưới thần kinh và neuron trưởng thành, chúng phát triển theo kích thước và độ phức tạp, và sau đó bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Kết hợp với việc khả năng của các hệ thị giác đã chậm lại trong việc tiếp nhận thế giới, các hiện tượng này là nguyên nhân tốc độ xử lý những hình ảnh tinh thần đã chậm dần theo tuổi tác.

Đây là bằng chứng so sánh tần suất mắt trẻ sơ sinh chuyển động so với người lớn, Bejan nói – bởi vì quá trình xử lý ảnh của trẻ nhỏ nhanh hơn người lớn nên mắt chúng thường chuyển động nhanh hơn, tiếp nhận nhiều hơn và tích hợp nhiều thông tin hơn trong khi thức. Việc dẫn đến kết quả này là do người trưởng thành và người lớn tuổi nhìn ít được ít hình ảnh mới hơn trong cùng một khoảng thời gian, dường như với họ thời gian đi ngủ sẽ đến sớm.

“Cuốn sách này nhấn mạnh vào sự mở rộng của khoa học qua một miền mà trước đây được xếp vào cho những điều chưa biết hoặc những chủ đề 100% là mô tả”, Bejan nói. “Nhưng với cách hiểu mới về những vấn đề vật lý bên trong, chúng ta được trang bị thêm hiểu biết để dự đoán những khía cạnh này của thế giới”.

Nói về sức mạnh của dự đoán, Bejan cho biết ông hướng đến việc sử dụng cuốn sách mới cho lớp học của mình ở Duke. Bất cứ cái gì có thể giúp dự đoán được những thiết kế tốt hơn, ông lập luận, đều là mảnh ghép quan trọng của giáo dục.

“Tôi dạy khoa học thiết kế và thiết kế không chỉ theo cách làm thuần túy”, Bejan nói.  “Thiết ké là một khoa học với những quy tắc và kỷ luật. Chúng tôi không muốn học trò của mình vẩn vơ trong bóng đêm, mày mò thiết kế. Chúng tôi muốn họ tốt nghiệp với tài năng dự đoán những cách thiết kế xuất sắc nhất, điều này sẽ khiến họ tiến nhanh hơn suy nghĩ của mình”.

Thanh Phương tổng hợp

Nguồnhttps://phys.org/news/2022-02-beauty-reveal-physics-human-perceptions.html

https://mems.duke.edu/about/news/time-and-beauty-reveal-physics-human-perceptions

--------------------------------

1. https://www.waterstones.com/book/time-and-beauty-why-time-flies-and-beauty-never-dies/adrian-bejan/9789811245466


Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 2639
  • Tháng hiện tại: 74246
  • Tổng lượt truy cập: 25624828