|
|||||||
Tân giáo sư trẻ nhất sinh năm 1977Đăng lúc: Thứ năm - 15/01/2015 19:03 - Người đăng bài viết: admin
Người trẻ nhất được công nhận chức danh giáo sư năm 2014 là ông Phan Thanh Sơn Nam, ngành hóa học - ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông Phan Thanh Sơn Nam sinh ngày 9/10/1977.
Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019 diễn ra trong hai ngày 13 và 14/1, hội đồng đã xét, bỏ phiếu và quyết nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2014 cho 59 tân GS và 585 tân PGS. Ngày 14/1, GS.TSKH Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cho biết: Người lớn tuổi nhất được công nhận chức danh GS là ông Lê Ngọc Canh, sinh ngày 15/10/1933, ngành nghệ thuật - Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Một người nữa được phong GS khi đã xấp xỉ 80 tuổi là ông Nguyễn Văn Nam, sinh ngày 14/7/1936, ngành nghệ thuật. Người trẻ tuổi nhất được công nhận chức danh GS là ông Phan Thanh Sơn Nam, ngành hóa học - ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông Phan Thanh Sơn Nam sinh ngày 9/10/1977. Người lớn tuổi nhất được phong PGS là ông Vũ Tự Lân, sinh ngày 20/7/1933. PGS trẻ nhất là Từ Trung Kiên (ĐH Thái Nguyên), sinh ngày 20/2/1981, ngành chăn nuôi, và Hoàng Quý Tỉnh, sinh ngày 16/12/1981, ngành sinh học. Được biết PGS Từ Trung Kiên là con trai GS.TS Từ Quang Hiển, nguyên giám đốc ĐH Thái Nguyên, hiện nay là chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành chăn nuôi, thú y. Trẻ hóa, già hóa song hành GS Nhung cho biết so với các năm trước, năm 2014 phổ tuổi ứng viên chức danh PGS, GS rộng hơn hẳn các năm trước với người trẻ tuổi nhất và lớn tuổi nhất được công nhận chức danh PGS, GS chênh nhau đến hơn 40 tuổi. Điều này cho thấy tinh thần học tập suốt đời, sự phấn đấu không ngừng nghỉ rất đáng trân trọng của những người làm khoa học. Đây cũng là năm có GS trẻ nhất và GS lớn tuổi nhất từ trước đến nay. Nhận định của ông như thế nào về con số 822 ứng viên - số lượng ứng viên GS, PGS nhiều nhất từ trước đến nay? - Năm nay, số lượng ứng viên cũng như số lượng công trình nghiên cứu khoa học quốc tế, số công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín ngày càng nhiều. Các ứng viên có ngoại ngữ tốt hơn, nhiều người có độ tuổi trẻ hơn, phong cách hiện đại hơn. Bởi vì, theo tôi, các đề án 322 và 911 sau hơn 10 năm thực hiện đã tới “mùa gặt”. Đây chính là một phần thành quả từ sự đầu tư của ngân sách Nhà nước cũng như của việc mở rộng quan hệ đa phương của Việt Nam. So với các nước khác trong khu vực và các nước tiên tiến trên thế giới, độ tuổi của GS và PGS của Việt Nam đang ở mức nào, thưa ông? - Về độ tuổi trẻ thì chưa trẻ bằng họ, về GS ở độ tuổi già cũng chưa chắc đã kém. Những người được phong GS ở độ tuổi ngoài 80, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, cũng chỉ chiếm số lượng không nhiều, và là những tấm gương cao cả, đáng trân trọng. Nhưng nhìn chung, xu hướng trẻ hóa đang được đẩy mạnh. Chúng ta đang cố gắng để hấp dẫn giới trẻ đến với các chức danh, nhưng vẫn chỉ đang trong quá trình dần dần tiệm cận. Làm sao để hội nhập thế giới về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng. Xin cảm ơn ông!
Nguồn tin: Vietnamnet
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||
Ý kiến bạn đọc