|
|||||||
Còn nhiều điều chưa biết về biến thể Covid Ấn ĐộĐăng lúc: Thứ ba - 04/05/2021 18:37 - Người đăng bài viết: admin
Hệ thống y tế Ấn độ đang phải gồng mình và ít nhiều đã bị sụp đổ trước gánh nặng đại dịch Corona. Các ca lây nhiễm mới tăng mạnh mỗi ngày từ đó dẫn đến tình trạng thiếu thuốc men và oxy y tế, bệnh nhân phải xếp hàng dài tại các bệnh viện. Tình hình bi đát này có thể một phần do biến thể mới B.1.617 gây ra.
Nhưng chúng ta chưa biết nhiều về biến thể Ấn Độ. Đột biến này từ đâu tới? Virus liên tục biến đổi. Con virus gây đại dịch corona trên thế giới đã trải qua hàng nghìn đột biến, một số trong đó đáng lo ngại hơn so với các đột biến khác. Ấn Độ đã báo cáo sự xuất hiện của bộ gene B.1.617 cho cơ sở dữ liệu trình tự của Sáng kiến Toàn cầu Chia sẻ tất cả dữ liệu về bệnh cúm (Gisaid) lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2020. Bộ Y tế Ấn Độ đã chỉ ra biến thể này vào cuối tháng 3 năm 2021. Vào thời điểm đó, nó được phát hiện trong 15-20% các mẫu được phân tích ở bang Maharashtra, bang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch ở nước này. Theo thông tin mới nhất, B.1.617 hiện chiếm khoảng 60% số ca lây nhiễm corona mới ở Ấn Độ. Biến thể đã được xác định ở 20 quốc gia khác. Có lý do để lo ngại? Cho đến nay, đột biến B.1.617 vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại "cần quan tâm". Không giống như các biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil, Nam Phi và Anh, B.1.617 vẫn chưa bị coi là "đáng lo ngại". Biến thể có một số đột biến, bao gồm E484Q và L452R. Những chữ viết tắt này chỉ ra vị trí chính xác của sự thay đổi gene tương ứng trong bộ gene của virus. Hai đột biến này là lý do tại sao B.1.617 còn được gọi là đột biến kép. E484Q tương tự như đặc tính của các đột biến được tìm thấy ở Nam Phi, Brazil và Anh. Các chuyên gia gọi là “đột biến thoát” vì nó giúp virus thoát khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Theo một nghiên cứu ở California, đột biến thứ hai, L452R, “giúp phát tán hiệu quả" cho virus. Liệu hai đột biến có thực sự làm cho biến thể nguy hiểm hơn hay không vẫn chưa được làm rõ. Theo các nhà khoa học, cần có thêm dữ liệu để có thể xếp B.1.617 là một biến thể nguy hiểm. Đột biến này là nguyên nhân làm tăng vọt lây nhiễm ở Ấn Độ? Theo Giám đốc Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử ở Hyderabad, Rakesh Mishra, cho đến nay, loại virus này đã lây lan thành công hơn các biến thể virus khác. “Nó từ từ tự phát triển và thay thế các biến thể khác”, ông nói. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tình trạng thảm kịch ở Ấn Độ hiện nay chỉ do đột biến gây ra. Điều này cũng có thể là do sự bất cẩn, chủ quan của chính quyền trung ương cũng như chính quyền các bang ở Ấn Độ trong sự đối phó với đại dịch trong những tháng gần đây. Khi các ca bệnh bắt đầu giảm vào tháng 10 và tháng 11 năm 2020, chính phủ đã nới lỏng đáng kể các biện pháp phòng chống dịch, có rất nhiều sự kiện lớn với sự tham gia của rất đông người, chen lấn nhau mà không hề đeo khẩu trang. Vaccine có tác dụng phòng chống các đột biến? Đột biến E484Q ở Ấn Độ có liên quan đến đột biến E484K ở Anh, Nam Phi và Brazil. Người ta nghi ngờ rằng có thể đột biến làm giảm khả năng bảo vệ mà một người đã có nhờ kháng thể sinh ra sau một trận nhiễm virus từ trước đó hoặc sau tiêm chủng chống lại virus corona.Nhưng các chuyên gia tin rằng tiêm chủng dù sao cũng mang lại một số khả năng bảo vệ, đặc biệt là giúp tăng khả năng chống đỡ ở bệnh nhân bị bệnh nặng. Làm thế nào để có thể vượt qua khủng hoảng? Nếu có nhiều vật chủ chứa virus hơn - tức càng có nhiều người bị lây nhiễm virus corona thì virus càng có thể biến đổi nhanh hơn. Do đó, Ấn Độ cần nhanh chóng kiểm soát tình hình bùng phát dịch hiện nay. Một biến thể mới khác với ký hiệu B.1.618 gần đây đã gây xôn xao dư luận. Nó dường như đã lan rộng ở Ấn Độ và bị coi là một loại đột biến lớn thứ ba. Các nhà virus học lưu ý Ấn Độ có thể học bài học kiểm soát thành công của nước Anh trong việc ngăn chặn biến thể của Anh: Hiện nay Anh đang tiến hành tiêm chủng và có hiệu quả; nhưng biện pháp phong tỏa mới thực sự có hiệu quả trong việc kìm hãm sự lây lan và làm xoay chuyển được tình thế lúc này. Xuân Hoài lược dịch Nguồn tin: Tia Sáng
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||
Ý kiến bạn đọc