|
|||||||
Cuộc đua vaccine nCoV có thể khiến đại dịch tệ hơnĐăng lúc: Thứ hai - 31/08/2020 05:48 - Người đăng bài viết: admin
Nhiều nhà khoa học hàng đầu cho biết vội vàng cấp phép cho "ứng viên" vaccine nCoV vì mong nhanh chấm dứt dịch bệnh có thể dẫn đến rủi ro.
Nguy cơ lớn nhất là đưa ra thị trường vaccine kém chất lượng, không hiệu quả, thậm chí khiến đại dịch thêm trầm trọng. Cuộc đua vaccine nCoV cho thấy các nước trên thế giới và một số công ty thương mại đang cạnh tranh để trở thành đơn vị sở hữu "ứng viên" được cấp phép lưu hành. Song các chuyên gia cho rằng sẽ tốt hơn nếu đợi đến khi kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn diện và cho thấy "ứng viên" đó đạt hiệu quả ít nhất 30-50%. Vaccine được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn đại dịch. Tuy nhiên, Giáo sư Richard Peto của Đại học Oxford, cố vấn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói rằng loại liều vaccine nCoV đầu tiên sẽ được mua và sử dụng trên toàn thế giới ngay cả khi nó có hiệu quả thấp. Dù chỉ giúp bảo vệ được một phần nhỏ dân số khỏi đại dịch, vaccine nCoV sẽ được coi là tiêu chuẩn để đo lường các loại chủng ngừa mới sau này. Điều đó thậm chí có thể dẫn đến việc các vaccine kém chất lượng sẽ được chấp thuận, bởi chúng sẽ không cần phải chứng minh đạt hiệu quả cao hơn. "Tôi nghĩ rằng, cuộc đua vaccine nCoV giữa các nước đang trở nên rất vội vàng, một sự vội vàng mang tính dân tộc và cũng có phần tư bản, để trở thành đơn vị sở hữu vaccine mới. Việc này sẽ khiến đánh giá các loại vaccine khác trở nên khó khăn hơn. Một loại vaccine giúp chấm dứt đại dịch Covid-19 là vô cùng cần thiết và chúng ta cần nó sớm, tuy nhiên nó phải chứng minh được hiệu quả và an toàn một cách mạnh mẽ thì mới đạt chuẩn", Giáo sư Peto cho biết. Vaccine Oxford hiện là "ứng viên" tiềm năng. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên diện rộng đang diễn ra ở một số quốc gia, bao gồm cả những nước có mức độ lây nhiễm cao, chẳng hạn như Nam Phi và Brazil. Thử nghiệm ở những nơi có số ca nhiễm tăng nhanh và nguy cơ lây nhiễm cao sẽ giúp vaccine dễ dàng chứng minh tính hiệu quả và cho kết quả nhanh chóng, rõ ràng hơn. Cũng trong ngày 28/8, Bộ Y tế cho biết có kế hoạch thực hiện các biện pháp để đảm bảo Anh có thể cấp phép sử dụng khẩn cấp một loại vaccine trong năm nay nếu nước này có đủ bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả. Mặt khác, nếu không đạt được mục tiêu trên, "ứng viên" vaccine nCoV của Anh sẽ buộc phải đợi đến ngày 31/12 để được Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê duyệt chính thức. Trong tài liệu tham vấn về việc thay đổi luật, chính phủ Anh cho biết ủy ban chung về vaccine và tiêm chủng (JCVI) của nước này sẽ chịu trách nhiệm khi đề xuất một loại vaccine nên được cấp phép. Ủy ban này do Giáo sư Andrew Pollard, lãnh đạo nhóm nghiên cứu vaccine của Đại học Oxford, nói rằng họ có thể có đủ dữ liệu để cung cấp cho các cơ quan quản lý trước cuối năm nay. Giáo sư Peto là thành viên của nhóm chuyên gia thử nghiệm vaccine đoàn kết của WHO. Nhóm này bao gồm các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đang tư vấn về việc thành lập thử nghiệm của WHO để so sánh các "ứng viên" vaccine khác nhau. Nhóm nghiên cứu trên chia sẻ trên tạp chí y khoa Lancet vào tuần trước rằng một loại vaccine kém chất lượng sẽ khiến mọi thứ tệ hơn là không có vaccine. Một trong những lý do chính bắt nguồn từ việc những người nhiễm bệnh sẽ cho rằng họ không còn nguy cơ và không thực hiện giãn cách xã hội. Họ kêu gọi tất cả các cơ quan quản lý tuân theo hướng dẫn của WHO, trong đó nói rằng không có loại vaccine nào có hiệu quả dưới 30% nên được phê duyệt; đồng thời khuyến nghị hiệu quả ít nhất nên đạt mức 50% khi thử nghiệm lâm sàng và phải có độ chính xác đạt 95%, tương đương với khoảng 30% trong thực tế. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết sẽ tuân theo hướng dẫn 30% của WHO. Song một số quan chức cho rằng áp lực chính trị có thể dẫn đến tình trạng cấp phép cho một loại vaccine thấp hơn ngưỡng đó. Thy An (Theo The Guardian) Nguồn tin: VNExpress
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||
Ý kiến bạn đọc