Một cái nhìn toàn diện quá trình phát triển KH&CN nhanh chóng của Trung Quốc cho thấy cách chính phủ định hướng đầu tư và lập kế hoạch – bất chấp hàng núi khiếu nại về những vấn đề gian lận.
Nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê đã bị bỏ tù vì chỉnh sửa gene một cặp bé gái sinh đôi vào năm 2018 để tránh mắc bệnh HIV từ bố.
Nhưng đây là con đường hai chiều. Nhiều trường đại học phương Tây đã thiết lập các trung tâm R&D và các trường đại học ở Trung Quốc. Một ví dụ là việc mở Trung tâm đổi mới sáng tạo KH&CN Cambridge – Nam Kinh năm 2018, nơi trở thành viện nghiên cứu hợp tác đầu tiên được thành lập ngoài phạm vi Anh của Cambridge. Một trong những dự án hiện tại của Trung tâm là “tạo ra một máy quét độ phân giải cao có thể cung cấp phương pháp giá thành thấp để kiểm tra những vùng phức tạp của cơ thể người, ví dụ như các đốt xương sống mà không cần dùng đến các máy quét CT giá thành cao và cồng kềnh.” Các trường đại học khác cũng thành lập các cơ sở R&D tại Trung Quốc như trường Đại học Stanford, Đại học Hoàng gia London, Đại học Oxford và trường Đại học Quốc gia Singapore.
Theo một xuất bản của WIPO, trường Đại học Cornell và INSEAD, vào năm 2019, Trung Quốc xếp hạng ba sau Mỹ và Anh về chất lượng trường đại học và nơi đứng đầu trong các trường Trung Quốc là Đại học Thanh Hoa, tiếp theo là trường Đại học Bắc Kinh và Chiết Giang.
Về các ấn phẩm khoa học, năm 2017, Trung Quốc hoàn toàn vượt qua Mỹ về số lượng vào năm 2017. Trên thực tế, các xuất bản của Trung Quốc đã tăng lên một cách đáng ngạc nhiên 15% trong vòng hai thập kỷ qua. Thế mạnh của họ là hóa học, vật lý, khoa học vật liệu, với các xuất bản y học tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Nhưng ở một chừng mực nào đó thì sự gia tăng này là bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường xuyên được trả tiền để được xuất bản. Gần đây, chính quyền đã kêu gọi các viện nghiên cứu dừng giải pháp này, vì muốn khuyến khích chất lượng hơn số lượng. Và trên thực tế, Mỹ vẫn dẫn đầu khi là quốc gia có nhiều công bố được trích dẫn nhất, theo tính toán của OECD.
Mối quan hệ hợp tác EU và Trung Quốc
EU đã cố gắng để bắt đầu “đón lấy” sự tăng trưởng về R&D của Trung Quốc trong nhiều năm, và đạt được những kết quả khác nhau. Từ năm 1998, EU và Trung Quốc đã có hợp tác KH&CN; và trong năm 2018 hai bên đã lập một “lộ trình” hợp tác. Họ đã thông báo một gói những sáng kiến lá cờ đầu để thúc đẩy hợp tác chung và thảo những cơ chế đồng tài trợ thông qua Horizon 2020 trong nhiều lĩnh vực, bao gồm vận tải, nông nghiệp, công nghệ sinh học, hàng không, y tế, môi trường, đô thị bền vững và thực phẩm. Cùng thời gian này, hai bên đã có những thỏa thuận hợp tác về năng lượng nhiệt hạch và phân hạch.
Nhưng các quan chức EU phàn nàn là Trung Quốc không giữ cam kết với tất cả các dự án nghiên cứu đồng tài trợ trong Horizon. Kế hoạch ban đầu giai đoạn 2016-2020 với phần chi của EU là 500 triệu Euro và Trung Quốc một tỷ nhân dân tệ (130 triệu Euro). Và đến tháng 2/2020, có 464 nhà nghiên cứu Trung Quốc tham gia các dự án Horizon và Trung Quốc cũng mới chỉ giải ngân 60% hứa hẹn cam kết của mình.
Năm ngoái, sau một cuộc họp với các đối tác Trung Quốc, Carlos Moedas – thành viên Hội đồng nghiên cứu châu Âu, đã kêu gọi trách nhiệm thỏa thuận hai chiều: “EU và Trung Quốc đã ghi nhận, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đều cần cho sự thịnh vượng của tương lai chúng ta và giải quyết những thách thức toàn cầu. Chúng ta có thể thực hiện được điều này tốt hơn khi cùng hợp tác. Đó là nguyên nhân giải thích tại sao chúng ta muốn thắt chặt mối hợp tác về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực quan tâm chung trên cơ sở các điều khoản khung với tinh thần trao đổi”.□
Anh Vũ dịch
Nguồn: https://sciencebusiness.net/international-news/chinas-historic-rise-science-and-tech-stirs-criticism
Ý kiến bạn đọc