Nên có học hàm tương đương Assistant Professor

Đăng lúc: Thứ bảy - 04/03/2017 16:57 - Người đăng bài viết: admin
Để việc phong học hàm ngày càng hội nhập quốc tế, chúng ta rất nên có học hàm tương đương assistant professor vào trong hệ thống. Tên Việt Nam có thể gọi là “trợ lý GS” hay “PGS1” còn học hàm PGS hiện nay thì tương ứng với associated professor của quốc tế và có thể gọi là PGS2.


TS Trần Xuân Bách (32 tuổi, ĐH Y Hà Nội) là người trẻ nhất trong 638 nhà giáo được công nhận phó giáo sư năm 2016.

1) Về các tiêu chí về số điểm công trình cho ứng viên GS và PGS, tôi rất nhất trí với đề nghị của GS Ngô Việt Trung. Tuy nhiên, đối với những ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật thì tôi đề nghị 1/2 số điểm các công trình quốc tế do ứng viên GS chủ biên phải là những bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (theo quyết định phân loại của Quỹ Nafosted được đưa ra chính thức hằng năm và thường ứng với xếp loại tạp chí Q1 theo Scimago). Về lâu dài có thể cân nhắc đưa chỉ số h-index tối thiểu cho các ứng viên GS của mỗi ngành.

2) Để tuyển được các nhà khoa học trẻ giỏi vào hàng ngũ GS và PGS, các tiêu chí về điểm sách cần giảm đến tối thiểu và cần có số điểm công trình quốc tế uy tín nhất định để tính thay cho điểm sách. Tương tự đối với số năm thâm niên đào tạo cũng có thể được tính tương đương một số điểm nhất định các công trình quốc tế uy tín (tạp chí trong danh sách của Quỹ Nafosted công bố hằng năm).

3) Để việc phong học hàm ngày càng hội nhập quốc tế chúng ta rất nên có học hàm tương đương assistant professor vào trong hệ thống. Tên Việt Nam có thể gọi là “trợ lý GS” hay “PGS1” còn học hàm PGS hiện nay thì tương ứng với associate professor của quốc tế và có thể gọi là PGS2. Các tiêu chí cho PGS hiện nay có thể chuyển thành tiêu chí cho PGS1 còn tiêu chí cho PGS2 phải đưa lên mức gần với GS hơn (có thể bằng khoảng 2/3 yêu cầu về số điểm công trình quốc tế cũng như bài báo quốc tế uy tín). Đây là việc rất nên làm vì phần lớn các nước trên thế giới đều có ít nhất ba mức học hàm GS như vậy, chưa nói nhiều nước châu Âu có bốn mức (ở CHLB Đức người ta xếp loại full professor là C4 so với associate professor được xếp loại C3...). Làm được việc này thì cũng sẽ dễ dàng hơn đối với giới quản lý khi quy định các chế độ lương bổng và đãi ngộ tương ứng với các học hàm. Quy định xếp lương cho PGS và GS hiện nay là chưa hợp lý. Khi được phong PGS là ứng viên được chuyển ngay sang ngạch lương giảng viên cao cấp như GS và như vậy không hề có khác biệt gì về ngạch lương giữa GS và PGS. Nghe nói năm vừa qua đã có trường hợp thầy được phong GS và trò được phong PGS cùng đợt và cả hai được quyết định hưởng mức lương mới hệt như nhau.

Nếu chúng ta có các học hàm PGS1, PGS2 và GS thì tương ứng có thể xếp lương PGS1 = giảng viên chính, PGS2 = giảng viên cao cấp (bậc 1) và GS = giảng viên cao cấp (bắt đầu luôn từ bậc 5).

Tác giả bài viết: Đào Tiến Khoa
Nguồn tin: Tia Sáng

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

học hàm

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 841
  • Tháng hiện tại: 79157
  • Tổng lượt truy cập: 25629739