Thử tìm công trình về Trường Sa trên tạp chí quốc tế

Đăng lúc: Thứ bảy - 08/10/2011 17:13 - Người đăng bài viết: admin
TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan tìm trong Web of Knowledge, nơi thống kê và xếp hạng hàng ngàn tạp chí khoa học trên thế giới với từ khóa "Trường Sa". Ông đã gửi tới Bee.net.vn kết quả tìm kiếm và những nhận xét của mình

Từ khóa “Spratly” (Trường Sa), tôi thấy có 27 bài từ các nước và vùng lãnh thổ: Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Australia, Pháp, Anh, Philippines, và Canada.


Từ khóa “Nansha (Spratly) Islands” có 1 bài của tác giả Trung Quốc trên tạp chí của Trung Quốc.

Từ khóa “Nansha Islands” có 20 bài: 19 bài từ Trung Quốc, 01 từ Đài Loan (Trung Quốc).



Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa
Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa

Tuy nhiên, TS. Dương Danh Huy có cho biết thật ra cũng có công bố từ Việt Nam liên quan đến đường lưỡi bò phi pháp và tranh chấp biển Đông:

1. Nguyen Dang Thang; Nguyen Hong Thao: China’s nine-dotted lines in the South China sea: the 2011 exchange of diplomatic notes,  Ocean Development & International Law (accepted)

2. Nguyen Hong Thao; Ramses Amer: A new legal arrangement for the South China Sea?, Ocean Development & International Law,  40:333–349, 2009

Tạp chí Ocean Development & International Law là một tạp chí ISI. Các tạp chí ISI thường có số lượng người đọc nhiều hơn.

Do tiêu đề  bài thứ 2 không nói trực tiếp “Spratly” nên không có trong các nhóm các bài tôi tìm, còn bài thứ 1 mới được nhận đăng nên đương nhiên chưa có trong Web of Knowledge. Tôi cho đây là điều đáng mừng, mặc dù như thế là còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam.

Nếu các nhà khoa học Việt Nam gửi công bố của họ đến các tạp chí ISI thì sẽ có nhiều người quan tâm hơn. Tạp chí ISI được chia thành các nhóm như:

   1. SCI: Science Citation Index
   2. SCIE: Science Citation Index Expanded
   3.  SSCI: Social Sciences Citation Index
   4. AHCI: Arts and Humanities Citation Index

Tôi cho rằng nếu có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ quyền biển đảo từ Việt Nam xuất hiện trên các tạp chí quốc tế uy tín thì sẽ rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền.

Hy vọng những người đang làm nghiên cứu về Lịch sử, Địa lý, Tài Nguyên - Môi Trường và Luật tại Việt Nam lưu tâm hơn về vấn đề này.

Tác giả bài viết: TS. Lê Văn Út

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 25
  • Hôm nay: 852
  • Tháng hiện tại: 70891
  • Tổng lượt truy cập: 25621473