|
|||||||
WEF: Việt Nam không thuộc nhóm các nước sẵn sàng cho CMCN 4Đăng lúc: Chủ nhật - 04/03/2018 04:56 - Người đăng bài viết: admin
Theo báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai “Readiness for the Future of Production Report 2018” do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới công bố, trong tổng số 100 quốc gia được đánh giá, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4) và các chỉ số liên quan đến đổi mới sáng tạo còn ở mức thấp.
Điểm số về công nghệ và đổi mới của Việt Nam thấp:Việt Nam được các chuyên gia xếp vào nhóm các quốc giayếu kém. Trong số các tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai thì các yếu tố về phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo công nghệ - liên quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị cho CMCN 4 của Việt Nam đều có điểm số thấp. Cụ thể: + Việt Nam chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực, trong đó các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học lần lượt xếp thứ 81/100 và 75/100; + Việt Nam chỉ xếp hạng 90/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo (Technology& Innovation), trong đó, hạng 92/100 về công nghệ nền (Technology Platform), hạng 77/100 về năng lực sáng tạo. Nếu so sánh một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta xếp sau Malaysia (xếp hạng thứ 23/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo và 21/100 về nguồn nhân lực), Thái Lan (41/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, 53/100 về nguồn nhân lực) hay Philippines (59/100 công nghệ và đổi mới sáng tạo và 66/100 về nguồn nhân lực). Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia (có xếp hạng tương ứng 83/100 và 86/100). Chúng ta có thể tham khảo một vài chỉ số cụ thể trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong bảng dưới đây: Báo cáo cũng chỉ ra, dù có lợi thế nhưng các nước dẫn đầu như Mỹ và Nhật Bản cũng mới chỉ ở bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi nền sản xuất cho phù hợp với CMCN 4. Cơ hội chuyển đổi nền sản xuất theo cách thức khác nhau vẫn rộng mở với các nước còn lại: có thể lựa chọn “kép” - vừa chuyển đổi một số ngành chọn lọc sang sản xuất tiên tiến vừa tiếp tục duy trì sản xuất truyền thống ở một số ngành. Báo cáo khuyến nghị các quốc gia phải tự đánh giá, phân tích nền kinh tế của mình để có được chiến lược phát triển khôn ngoan, tận dụng tốt những lợi thế riêng có. 1 25 quốc gia sẽ dẫn đầu bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha.
Tác giả bài viết: Bảo Như
Nguồn tin: Tia Sáng
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||
Ý kiến bạn đọc