|
|||||||
Đột phá công nghệ từ vỏ trấuĐăng lúc: Thứ sáu - 08/05/2015 16:37 - Người đăng bài viết: admin
Từ vỏ trấu, PGS. TS. Nguyễn Thị Hòe đã điều chế thành công nguyên liệu nano để ứng dụng vào hàng loạt các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm sơn phủ.
Tháng 4/2013, PGS. TS. Nguyễn Thị Hòe, thuộc Tập đoàn Sơn KOVA đã công bố điều chế thành công nguyên liệu nano từ vỏ trấu. Sáng chế gây được tiếng vang lớn vì đây là công nghệ nano từ vỏ trấu đầu tiên của thế giới và do một nhà khoa học nữ Việt Nam là tác giả. Hai năm sau khi công bố điều chế thành công nguyên liệu nano từ vỏ trấu, PGS. TS Nguyễn Thị Hòe cùng các đồng nghiệp đã mang công nghệ này ra khỏi phòng thí nghiệm để ứng dụng vào thực tế. Tại Hội thảo “Công nghệ nano từ vỏ trấu” được tổ chức tại Hà Nội, sáng 8/5, PGS. TS. Nguyễn Thị Hòe đã giới thiệu những thành quả tiếp theo dựa trên việc ứng dụng công nghệ nano từ vỏ trấu, bao gồm: Sơn chống cháy, sơn đá nano, sơn kháng khuẩn, sơn tự làm sạch và đặc biệt là sơn chống đạn. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hòe, dòng sơn chống cháy do bà sáng chế được kết hợp giữa cơ chế chống cháy nano từ vỏ trấu và cơ chế chống cháy “phồng”, ngăn cản khói gây ngạt cho người, đồng thời làm cho quá trình chống cháy dài hơn, giúp vật liệu chịu được sức nóng lên tới 1.000 độ C trong vòng 6 tiếng, cao hơn 3 lần so với tiêu chuẩn hiện tại. Bên cạnh đó, hiện tại, dòng sơn chống cháy này cũng đã được cải tiến để có thể sơn cho cả những bề mặt siêu khó như thạch cao (làm tường, trần) và gỗ.
Về công nghệ sơn chống đạn, theo PGS. TS. Nguyễn Thị Hòe, do tính nhạy cảm về mặt an ninh của loại sơn này nên hiện tại, bà vẫn chưa có ý định thương mại hóa dòng sản phẩm này mà chỉ giới thiệu như một thành tựu của khoa học công nghệ Việt Nam. Tất cả các sản phẩm sơn dựa trên công nghệ nano từ vỏ trấu đều có chất lượng tương đương hoặc cao hơn so với những sản phẩm từ vật liệu khác từ độ bóng, độ cứng cho tơi khả năng chịu nhiệt, chống thấm, chống bám bụi. Bên cạnh đó, việc sản xuất sơn từ vỏ trấu còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường, làm giảm sự ấm lên toàn cầu do ít sử dụng nguồn nguyên liệu đi từ chất hữu cơ, đặc biệt là dầu mỏ. “Nếu dùng sơn thông thường thì 100% nguyên liệu từ dầu mỏ còn nếu dùng sơn nano thì giảm được 50%. Ngoài ra, sơn thông thường từ nguyên liệu dầu mỏ có hàm lượng chất hữu cơ trên 80%, gây hại cho môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, PGS. TS. Nguyễn Thị Hòe khẳng định. P.V Nguồn tin: Vietnamnet
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||
Ý kiến bạn đọc