Bộ Giáo dục 'bắt tay' với các chuyên gia phản biện
- Thứ hai - 20/10/2014 20:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo đó, từ nay đến 2020 hai bên sẽ cùng phối hợp thực hiện 5 nhiệm vụ như sau:
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Chủ tịch Đặng Vũ Minh kỳ kết chương trình phối hợp làm việc đến năm 2020 |
Tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học về quản lý giáo dục; giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo theo các cấp học, ngành học; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân từ phổ thông đến ĐH và sau ĐH.
Hợp tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách, chương trình và đề án lớn về giáo dục và đào tạo do Bộ GD-ĐT chủ trì; nghiên cứu các đề tài về đổi mới cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; giới thiệu các nhà khoa học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định các chương trình giáo dục, giáo trình, SGK; nghiên cứu sản xuất và thẩm định thiết bị dạy học; đổi mới hình thức, phương thức thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.
Phát triển và bồi dưỡng học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Olympic quốc gia, quốc tế; các cuộc thi, các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ của học sinh, sinh viên.
Cuối cùng là phát triển các quỹ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên, đồng thời xây dựng lộ trình từng bước "xã hội hóa" việc tuyển chọn, giới thiệu, tổ chức, tham gia phát triển quỹ...
Bộ GD-ĐT cho biết, kinh phí tổ chức thực hiện chương trình phối hợp lấy từ nguồn ngân sách của hai cơ quan và các chương trình, đề tài, dự án liên quan theo kế hoạch phối hợp hàng năm.
Nguyễn Hiền