Học sinh nước nào sáng tạo nhất?
- Thứ ba - 03/11/2015 17:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vào năm 1998, Intel trở thành nhà tài trợ chính của hội thi này nên nó có tên là Intel ISEF.
Lần đầu tiên, hội thi này được tổ chức tại bang Washington DC của Mỹ vào năm 1950 và mỗi năm lại được tổ chức ở một thành phố của Mĩ. Hàng triệu học sinh tham gia hội thi ở các cấp từ cấp trường đến cấp quốc gia và bình quân có1.700 học sinh của khoảng 75 nước tham gia tại Intel ISEFquốctế.
HS quốc tế trong một lần thi Intel ISEF |
Các giải thưởng của Intel ISEF rất đa dạng, trong đó có 01 giải danh giá nhất trị giá 75.000 USD Mĩ có tên gọi là: Gordon E. Moore; tiếp theo là giải các nhà khoa học trẻ 50.000 USD Mĩ của Intel; giải xuất sắc nhất theo lĩnh vực (5.000 USD) và sau đó là các giải nhất (3.000 USD), nhì (1.500 USD), ba (1.000 USD) và giải tư (500 USD) của 17 lĩnh vực (Khoa học động vật; Khoa học xã hội và hành vi; Hoá sinh; Sinh học Tế bào và Phân tử; Hoá học; Công nghệ thông tin; Khoa học Trái đất; Kỹ thuật Vật liệu và Công nghệ sinh học; Kỹ thuật điện và cơ khí; Năng lượng và Vận tải; Phân tích môi trường; Quản lý môi trường; Toán học; Y khoa và Khoa học sức khoẻ; Vi trùng học; Vật lý và Thiên văn học; Khoa học Thực vật).
Bên cạnh đó còn có nhiều giải khác dành cho học sinh đi tham quan, học tập và trình bày ý tưởng, sản phẩm sáng tạo của mình tại Châu Âu, Trung Quốc, Anh Quốc và Ấn Độ.
Theo số liệu lưu trữ của Intel ISEF , nước chiếm nhiều loại giải thưởng nhất vẫn là nước chủ nhà: Hợp chủng quốc Hoa Kì. Số liệu thống kê các giải thưởng ba năm gần đây của học sinh Hoa Kì có thể minh họa điều này: (Bảng 1)
Bảng 1.Các giải thuộc 17 lĩnh vực khoa học của HS Mĩ
Học sinh Mĩ không chỉ đạt nhiều giải trong 17 lĩnh vực mà còn đạt nhiều giải thưởng danh giá khác với một số lượng lớn so với học sinh của các nước khác (Bảng 2).
Bảng 2.Các giải thưởng danh giá của học sinh các nước tham gia Intel Isef qua các năm
Sau HS Mĩ có tần suất xuất hiện nhiều ở các giải thưởng danh giá là HS Canada. Tuy nhiên, HS Canada lại không đạt được nhiều lắm ở các giải thưởng của 17 lĩnh vực khoa học.
Việt Nam tham gia hội thi này từ năm 2009 và đã đạt một số giải thưởng: năm 2012 Việt Nam giành 1 giải nhất, năm 2013 2 giải tư, năm 2014 đạt thêm 2 giải tư và năm 2015 đạt 1 giải tư trong số các giải của 17 lĩnh vực khoa học.
Như vậy, học sinh của Việt Nam chưa có tên trong các giải thưởng khác vào số lượng giải thưởng còn khá khiêm tốn so với nhiều nước.
Điều đáng nói ở đây là các giải này hầu hết thuộc về học sinh các trường chuyên.
Với các nước khu vực Đông Nam Á thì Singapore đạt một số các giải thưởng danh giá qua nhiều năm.
Thái Lan nước láng giềng của chúng ta cũng đạt được 1 giải nhà khoa học trẻ và 2 giải xuất sắc theo lĩnh vực trong năm 2011 và 2015 và năm 2015 HS Thái Lan khá bứt phá trong các giải thuộc 17 lĩnh vực: 1 giải nhất và 1 giải tư. Năm 2013 HS Thái Lan cũng đạt 2 giải tư như HS Việt Nam còn năm 2014 thì họ kém chúng ta 1 giải tư.
- Trần Thị Bích Liễu