Giải mã bí ẩn về màu sắc của trứng chim

Giải mã bí ẩn về màu sắc của trứng chim
Các nhà khoa học đã giải mã bí ẩn tại sao trứng chim có màu sắc khác nhau, với nghiên cứu mới cho thấy nó liên quan đến nhiệt độ.

 

Sự xuất hiện của trứng chim bắt nguồn từ hai sắc tố xanh lục và nâu đỏ. Nồng độ khác nhau của các sắc tố này, cùng với canxi cacbonat màu trắng của vỏ, tạo ra các màu từ xanh đậm đến trắng - xanh và nâu đậm.

Nhưng những gì ảnh hưởng đến màu sắc của những quả trứng mà các loài chim khác nhau? Đây là chủ đề tranh luận sôi nổi, với các nghi vấn bao gồm nhu cầu ngụy trang khỏi động vật ăn thịt, giảm thiểu tác động có hại của tia UV lên DNA của phôi thai, giúp chim nhận ra trứng nào là của chúng - và thậm chí các màu khác nhau có thể có đặc tính kháng khuẩn khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết trong khi các yếu tố trên vẫn có thể đóng một vai trò - đặc biệt ở cấp khu vực - thì một ảnh hưởng quan trọng ở quy mô toàn cầu là nhiệt độ.

 “Trứng ở những nơi lạnh hơn có màu nâu đậm hơn. Ở vùng nhiệt đới và thậm chí vùng ôn đới  có quá nhiều áp lực cạnh tranh, do đó, có nhiều sự thay đổi về màu sắc.” Tiến sĩ Daniel Hanley – đồng tác giả từ Đại học Long Island. “Khi nhiệt độ toàn cầu tăng,  nó sẽ làm dấy lên một mối lo ngại lớn đến các sinh vật có đặc điểm thích nghi đặc biệt, như chim chẳng hạn.”

Viết trên Nature Ecology and Evolution, Hanley và các đồng nghiệp đã miêu tả cách họ phân tích màu sắc và độ sáng của từng quả trứng từ mỗi 634 loài chim từ khắp nơi trên thế giới và xem xét phạm vi sinh sản của từng loài. Sau đó, họ đã lấy trung bình độ sáng và màu sắc của trứng trên khắp các cộng đồng của các loài chim trong một khu vực nhất định và tạo ra một bản đồ phân bố. 

Bản đồ cho thấy những quả trứng sẫm màu có xu hướng phổ biến hơn ở những vùng có cường độ mặt trời thấp hơn và khí hậu mát hơn. Trong khi đó trứng có nhiều biến đổi hơn, sáng hơn, ở những vùng có cường độ mặt trời cao hơn. Mặc dù mức độ bức xạ UVB cũng cao hơn ở những khu vực có cường độ mặt trời lớn, nhóm nghiên cứu cho biết điều này khó có thể mang lại kết quả vì trứng màu xanh lam đậm sẽ tốt nhất trong việc ngăn chặn ánh sáng như vậy, nhưng trứng ở khu vực bức xạ cao hơn thường sáng hơn hơn ở những nơi lạnh. Trong mọi trường hợp, ánh sáng khó truyền qua vỏ trứng.

Nhóm nghiên cứu cho biết, điều này có ý nghĩa đối với độ sáng và thậm chí màu sắc của trứng có liên quan đến nhiệt độ. Trứng tối hơn, hấp thụ nhiệt nhiều hơn có thể là một lợi thế ở vùng lạnh hơn vì phôi trong trứng cần phải được giữ trong một phạm vi nhiệt độ hẹp và ổn định – điều mà bản thân nó không có cách nào tự điều chỉnh điều này.

Để chứng minh giả thuyết, nhóm nghiên cứu đã lấy trứng từ các giống gà khác nhau và đặt chúng dưới ánh sáng mặt trời. Họ phát hiện ra rằng những quả tối màu hơn bị làm nóng nhanh hơn những quả sáng và nhiệt độ bề mặt của chúng cao hơn trong thời gian dài.

Họ nói thêm rằng sự thay đổi về màu vỏ trứng và thậm chí độ sáng ở vùng ấm hơn có thể giảm nhu cầu hấp thụ nhiệt và liên quan nhiều đến các yếu tố cạnh tranh khác như đặc tính kháng khuẩn, động vật ăn thịt hoặc độ cứng vỏ, có thể có lợi cho các màu khác nhau.

Giáo sư Simon Griffith, một chuyên gia về sinh thái gia cầm tại Đại học Macquarie ở Úc, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận xét, “nghiên cứu cho thấy các loài chim trên khắp thế giới đã điều chỉnh màu sắc của trứng như thế nào trước những thách thức của điều kiện môi trường”.

Tuy nhiên theo quan điểm của ông thì vẫn còn vấn đề về độ sáng của vỏ trứng nói chung nhưng “điều này có thể bị ảnh hưởng bởi cả màu nền và số lượng và loại đốm hoặc vệt sọc trong khi “nNghiên cứu này không làm sáng tỏ lý do tại sao một số trứng lốm đốm, một số thì sọc và một số có màu đồng nhất.”

Đức Phát dịch

Nguồnhttps://www.theguardian.com/science/2019/oct/28/scientists-crack-mystery-of-bird-eggs-colour-variation