Người Nga và những nghiên cứu đột phá cho nhân loại

Người Nga và những nghiên cứu đột phá cho nhân loại
Nhiều thành tựu khoa học hiện đại ngày nay đều được bắt đầu từ những người Nga tiên phong và những nghiên cứu mang tính đột phá đó góp phần phát triển cho nền văn minh của nhân loại.

Từ rất sớm, Định luật bảo toàn khối lượng đã được nhà hóa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov đề xuất vào năm 1748. Trong giai đoạn ban đầu của ngành điện động lực học, Vasily Petrov đã khám phá ra hiệu ứng quang điện vào năm 1802.

Nikolay Umov đề xuất khái niệm cơ bản của vector Umov-Poynting và là khoa học đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa khối lượng và năng lượng vào năm 1873. Alexander Popov là người đầu tiên phát minh ra sóng vô tuyến.

Nước Nga có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển khoa học của nhân loại.
Nước Nga có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển khoa học của nhân loại.

Bước sang thế kỷ 20, Nga/Liên Xô là một trong những quốc gia có nền vật lý mạnh, phát triển bậc nhất trên thế giới. Alexander Friedmann là nhà khoa học đầu tiên đề xuất mô hình vũ trụ giãn nở vào năm 1922 và có ảnh hưởng đến ngành vũ trụ học trong thế kỷ này.

Dmitri Ivanenko là người đầu tiên đề xuất mô hình proton-neutron của hạt nhân nguyên tử vào năm 1932 và mô hình vỏ hạt nhân vào cùng năm. Georgiy Gamov là tác giả của thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang). Và ngoài ra, còn nhiều nhà khoa học khác được nhận giải thưởng Nobel vì các phát minh và khám phá của mình cho khoa học.

Định luật bảo toàn khối lượng

Được đặt ra lần đầu bởi nhà hóa học người Nga Mikhail Vasilyevich Lomonosov vào năm 1748, khi ông cân những bình nút kín đựng bột kim loại trước và sau lúc nung, và nhận ra khối lượng của chúng không thay đổi, mặc dù những chuyển hoá hoá học đã xảy ra với kim loại trong bình.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Để dễ dàng trong việc xem xét các nguyên tố hóa học dựa trên tính chất hóa học của nó, rất nhiều nhà khoa học đã tìm ra cách sắp xếp chúng nhưng Dmitri Ivanovich Mendeleev là người đề xuất cách liệt kê thành một bảng tuần hoàn và phổ biến nó rộng rãi, vào năm 1869.

Bảng tuần hoàn của ông tuy không phải bảng đầu tiên được công bố, nhưng ngoài các nguyên tố đã biết, ông còn sử dụng các xu hướng trong bảng tuần hoàn để tiên đoán tính chất của những nguyên tố bị thiếu.

Dmitri Ivanovich Mendeleev, cha đẻ của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học hiện đại.
Dmitri Ivanovich Mendeleev, cha đẻ của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học hiện đại. (Ảnh: Wikipedia).

Tầm quan trọng của số hiệu nguyên tử đối với việc tổ chức bảng tuần hoàn không được thừa nhận cho tới khi sự tồn tại và tính chất của proton và nơtron được nghiên cứu chi tiết hơn.

Các nguyên tố hóa học mới

Ngoài những nguyên tố Gallium, Germanium, Hafnium, Protactinium, Technetium là các nguyên tố hóa học được tiên đoán bằng lý thuyết bởi Dmitri Mendeleev trước khi chúng được khám phá chính thức sau đó bằng thực nghiệm, thì người Nga cũng khám phá được các nguyên tố mới cho bảng tuần hoàn.

Các nguyên tố Rutheni, Nobeli, Dubni, Flerovi, Moscovi,... được các nhà khoa học Liên Xô và Nga khám phá ra từ quan sát sự phân rã liên quan đến các nguyên tố này.

 

Vệ tinh nhân tạo

Sputnik 1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được phóng lên quỹ đạo Trái Đất. Vệ tinh này được đưa lên không gian bằng tên lửa R-7 vào ngày 4 tháng 10 năm 1957 trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.

Vệ tinh hoạt động trong 3 tháng, bay 1.440 vòng quanh Trái Đất ở độ cao đến hơn 900 km. Việc phóng vệ tinh lên không gian đã khiến Hoa Kỳ và phương Tây bất ngờ, và mở ra cuộc chạy đua vào vũ trụ giữa các cường quốc và từ đó kỷ nguyên không gian bắt đầu.

Vệ tinh Sputnik-1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái Đất.
Vệ tinh Sputnik-1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: Wikipedia).

Tàu vũ trụ có người lái

Sau hàng loạt các sứ mệnh không người lái hoặc thí nghiệm bằng động vật, Liên Xô đã tiếp tục làm nên lịch sử khi cho bắt đầu một phi thuyền vũ trụ có người lái lần đầu tiên trên thế giới. Yuri Gagarin được chọn làm phi công cho chuyến bay này, ông đã vượt ra khỏi khí quyển Trái Đất và trở thành người đầu tiên bay vào không gian.

Lúc 9 giờ 7 phút sáng giờ Moskva ngày 12 tháng 4 năm 1961, con tàu Vostok-1 đã được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baykonur. Chuyến bay kéo dài 108 phút, lên cao nhất đến hơn 320 km. Yuri Gagarin đã hạ cánh xuống một cánh đồng cách đó không xa một cách an toàn.

Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ.
Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. (Ảnh: Roscosmos).

Trạm không gian vũ trụ

Trạm Salyut 1 là trạm không gian đầu tiên được phóng lên ở quỹ đạo thấp của Trái Đất bởi Liên bang Xô Viết vào ngày 19 tháng 4 năm 1971. Sau Salyut 1, còn có năm trạm không gian như vậy nữa được phóng thành công.

Trạm không gian này được ra mắt trong bối cảnh sứ mệnh Apollo 11 của Hoa Kỳ đổ bộ thành công lên Mặt Trăng, trạm này của Liên Xô nhằm làm trạm trung chuyển cho các sứ mệnh lên Mặt Trăng của họ. Mir-2 (DOS-8) là trạm không gian cuối cùng của chương trình Salyut, đến nay vẫn còn được sử dụng và trở thành một phần của Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Nguồn tin: khampha