Những điều còn ít biết về Dự án 523 nghiên cứu thuốc chống sốt rét
- Thứ năm - 08/10/2015 14:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bà Tu Youyou (Đồ U U) cùng GS Lou Zhicen
nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền của
Trung Quốc, ảnh chụp những năm 1950.
Loại thuốc chống sốt rét vừa mang về cho chủ nhân của nó giải Nobel Y học năm nay đã từng được đưa vào sử dụng trong quân đội Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong thập niên 1960, chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam leo thang, nhưng dịch sốt rét mới là nhân tố hàng đầu gây ra nhiều cái chết cho bộ đội Việt Nam. Sự gia tăng số lượng các ca sốt rét kháng thuốc chloroquine, loại thuốc chống sốt rét phổ biến thời bấy giờ, trong dân chúng càng khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam lo lắng.
Năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhờ Thủ tướng Chu Ân Lai giúp tìm ra phương thuốc mới để điều trị sốt rét giúp bộ đội Việt Nam. Vì sốt rét cũng đang là căn bệnh chính gây ra nhiều ca tử vong ở các tỉnh phía nam Trung Quốc như Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây, và Quảng Đông, nên Chu Ân Lai thuyết phục Mao Trạch Đông thực hiện một dự án bí mật để tìm ra loại thuốc mới. Dự án này được đặt tên là Dự án 523 theo ngày thành lập là ngày 23/5/1967.
Ngay từ khi mới thành lập, Dự án 523 – một dự án được coi là nhiệm vụ bí mật quốc gia – đã nằm dưới sự chỉ đạo của các lãnh đạo quân sự. Tuy về sau, từ tháng 5/1967, các cơ quan dân sự cũng được mời tham gia hợp tác, song dự án vẫn do quân đội giám sát – điều này thể hiện tính cấp bách của nghiên cứu, đồng thời cũng để bảo vệ dự án trước những động thái chính trị có hại.
Ban đầu, dự án được dự kiến kéo dài ba năm, do Viện nghiên cứu Quân đội Giải phóng Nhân dân thực hiện với mục tiêu “hòa hợp gần xa, hòa hợp y học Trung Quốc và y học phương Tây, lấy thuốc Trung Quốc làm ưu tiên, chú trọng sáng tạo, hợp nhất các kế hoạch, chia sẻ lao động để làm việc cùng nhau.”
Dự án 523 có ba mục tiêu: tìm ra các phương pháp điều trị mới để điều trị virus sốt rét kháng thuốc chloroquine; phát triển các biện pháp phòng ngừa lâu dài để đối phó với virus sốt rét kháng thuốc chloroquine; và phát triển các thiết bị chống muỗi.
Hơn 500 nhà khoa học Trung Quốc đã được đưa vào dự án này, và họ chia làm hai nhóm. Một nhóm phụ trách nghiên cứu khoảng 40.000 hóa chất đã được biết đến để tìm ra chất chống sốt rét. Nhóm còn lại nghiên cứu các thư tịch cổ Trung Quốc về y học và tìm kiếm các “phương thuốc bí truyền” ở các ngôi làng Trung Quốc.
Năm 1969, bà Đồ U U được cử tham gia vào dự án này. Bà được giao nhiệm vụ tìm kiếm loại thuốc chống sốt rét mới trong tự nhiên, và bà được cử tới đảo Hải Nam để thực hiện nghiên cứu.
Năm 1971, bà đã chiết xuất được một dược chất trung tính và không có độc tố gọi là artemisinin (Thanh Hao). Chất này có hiệu suất chống các loại ký sinh trùng sốt rét trên cơ thể động vật lên tới 100%.
Loại thuốc này được đưa vào sử dụng trong quân đội Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tuy nhiên, nghiên cứu của bà Đồ U U diễn ra trong thời điểm cao trào của cuộc Cách mạng Văn hóa, thời điểm mà các nhà khoa học và giới trí thức Trung Quốc bị coi rẻ, hơn nữa việc một cá nhân đứng lên công bố phát hiện mới lại đi ngược lại quan điểm về thành quả lao động chung thời bấy giờ. Vì vậy, tới năm 1977, một năm sau khi Mao Trạch Đông qua đời, bà Đồ U U mới được phép công bố các phát hiện của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, công lao to lớn của bà cũng vẫn chưa được công nhận ở Trung Quốc.
Tới năm 1981, Trung Quốc gửi cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một số chi tiết về những bước tiến của họ trong việc nghiên cứu thuốc điều trị sốt rét. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh, trong đó phía Trung Quốc nghi ngờ các công ty phương Tây sẽ ăn cắp công trình nghiên cứu của mình còn các quan chức WHO lại chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng công việc của các nhà khoa học Trung Quốc.
Năm 1981 cũng là năm khép lại Dự án 523.
Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Tu_Youyou
http://www.usnews.com/news/articles/2015/10/06/project-523-behind-tus-nobel-prize-win-for-malaria
http://qz.com/517202/how-traditional-chinese-medicine-finally-won-its-nobel-prize/
http://www.theguardian.com/science/2015/oct/05/youyou-tu-how-maos-challenge-to-malaria-pioneer-led-to-nobel-prize
http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/1446881/Remedy-used-in-Vietnam-War-rediscovered-as-cheap-malaria-cure.html)
Năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhờ Thủ tướng Chu Ân Lai giúp tìm ra phương thuốc mới để điều trị sốt rét giúp bộ đội Việt Nam. Vì sốt rét cũng đang là căn bệnh chính gây ra nhiều ca tử vong ở các tỉnh phía nam Trung Quốc như Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây, và Quảng Đông, nên Chu Ân Lai thuyết phục Mao Trạch Đông thực hiện một dự án bí mật để tìm ra loại thuốc mới. Dự án này được đặt tên là Dự án 523 theo ngày thành lập là ngày 23/5/1967.
Ngay từ khi mới thành lập, Dự án 523 – một dự án được coi là nhiệm vụ bí mật quốc gia – đã nằm dưới sự chỉ đạo của các lãnh đạo quân sự. Tuy về sau, từ tháng 5/1967, các cơ quan dân sự cũng được mời tham gia hợp tác, song dự án vẫn do quân đội giám sát – điều này thể hiện tính cấp bách của nghiên cứu, đồng thời cũng để bảo vệ dự án trước những động thái chính trị có hại.
Ban đầu, dự án được dự kiến kéo dài ba năm, do Viện nghiên cứu Quân đội Giải phóng Nhân dân thực hiện với mục tiêu “hòa hợp gần xa, hòa hợp y học Trung Quốc và y học phương Tây, lấy thuốc Trung Quốc làm ưu tiên, chú trọng sáng tạo, hợp nhất các kế hoạch, chia sẻ lao động để làm việc cùng nhau.”
Dự án 523 có ba mục tiêu: tìm ra các phương pháp điều trị mới để điều trị virus sốt rét kháng thuốc chloroquine; phát triển các biện pháp phòng ngừa lâu dài để đối phó với virus sốt rét kháng thuốc chloroquine; và phát triển các thiết bị chống muỗi.
Hơn 500 nhà khoa học Trung Quốc đã được đưa vào dự án này, và họ chia làm hai nhóm. Một nhóm phụ trách nghiên cứu khoảng 40.000 hóa chất đã được biết đến để tìm ra chất chống sốt rét. Nhóm còn lại nghiên cứu các thư tịch cổ Trung Quốc về y học và tìm kiếm các “phương thuốc bí truyền” ở các ngôi làng Trung Quốc.
Năm 1969, bà Đồ U U được cử tham gia vào dự án này. Bà được giao nhiệm vụ tìm kiếm loại thuốc chống sốt rét mới trong tự nhiên, và bà được cử tới đảo Hải Nam để thực hiện nghiên cứu.
Năm 1971, bà đã chiết xuất được một dược chất trung tính và không có độc tố gọi là artemisinin (Thanh Hao). Chất này có hiệu suất chống các loại ký sinh trùng sốt rét trên cơ thể động vật lên tới 100%.
Loại thuốc này được đưa vào sử dụng trong quân đội Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tuy nhiên, nghiên cứu của bà Đồ U U diễn ra trong thời điểm cao trào của cuộc Cách mạng Văn hóa, thời điểm mà các nhà khoa học và giới trí thức Trung Quốc bị coi rẻ, hơn nữa việc một cá nhân đứng lên công bố phát hiện mới lại đi ngược lại quan điểm về thành quả lao động chung thời bấy giờ. Vì vậy, tới năm 1977, một năm sau khi Mao Trạch Đông qua đời, bà Đồ U U mới được phép công bố các phát hiện của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, công lao to lớn của bà cũng vẫn chưa được công nhận ở Trung Quốc.
Tới năm 1981, Trung Quốc gửi cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một số chi tiết về những bước tiến của họ trong việc nghiên cứu thuốc điều trị sốt rét. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh, trong đó phía Trung Quốc nghi ngờ các công ty phương Tây sẽ ăn cắp công trình nghiên cứu của mình còn các quan chức WHO lại chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng công việc của các nhà khoa học Trung Quốc.
Năm 1981 cũng là năm khép lại Dự án 523.
Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Tu_Youyou
http://www.usnews.com/news/articles/2015/10/06/project-523-behind-tus-nobel-prize-win-for-malaria
http://qz.com/517202/how-traditional-chinese-medicine-finally-won-its-nobel-prize/
http://www.theguardian.com/science/2015/oct/05/youyou-tu-how-maos-challenge-to-malaria-pioneer-led-to-nobel-prize
http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/1446881/Remedy-used-in-Vietnam-War-rediscovered-as-cheap-malaria-cure.html)
http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/11912754/Nobel-Prize-for-Chinese-traditional-medicine-expert-who-developed-malaria-cure.html