Phát hiện ngoại hành tinh trẻ nhất vũ trụ

Phát hiện ngoại hành tinh trẻ nhất vũ trụ
Mới đây, các nhà thiên văn đã phát hiện ra một ngoại hành tinh trẻ nhất quay xung quanh một ngôi sao cách Trái đất chúng ta 500 năm ánh sáng, được gọi là K2-33b.

Bằng việc quan sát qua kính thiên văn không gian Kepler và Hubble, các nhà thiên văn đã xác định được hơn 3.000 ngoại hành tinh xoay quanh các ngôi sao cách Trái Đất hàng trăm năm ánh sáng. Phần lớn các hành tinh đó đều thuộc các ngôi sao có tuổi khoảng 1 tỷ năm hoặc hơn.

Ngoại hành tinh k2-33b rất gần với ngôi sao mẹ của nó.
Ngoại hành tinh k2-33b rất gần với ngôi sao mẹ của nó.

Trong khi các nghiên cứu về ngoại hành tinh đã tiết lộ rất nhiều về quá trình tiến hóa của chúng, sự xuất hiện của hành tinh trẻ như K2-33b đã khiến các nhà thiên văn khám phá ra nhiều thông tin bí ẩn về những giai đoạn đầu của sự hình thành các hành tinh trên vũ trụ.

"Trái Đất của chúng ta đã khoảng 4,5 tỉ năm tuổi. Bằng cách so sánh này, hành tinh K2-33b còn rất là trẻ. Bạn có thể nghĩ về nó như là một đứa trẻ", Trevor David, đến từ Caltech, Pasadena, tác giả chính của nghiên cứu cho hay. David là một sinh viên cử nhân làm việc cùng với nhà thiên văn học Lynne Hillenbrand, cũng ở Caltech.

Người ta ước tính rằng K2-33b có kích thước lớn hơn sao Hải Vương, tuy nhiên sự chênh lệch này là không nhiều. Hành tinh này chỉ khoảng 5 đến 10 triệu năm tuổi, vì thế nó được xem là hành tinh trẻ nhất được phát hiện cho đến nay. Số liệu thu thập bởi Trái Đất và đài quan sát không gian tiết lộ rằng quỹ đạo của ngoại hành tinh này rất gần với ngôi sao mẹ của nó. Khoảng cách này chỉ bằng 1 phần 10 so với khoảng cách giữa Mặt Trời và Sao Thủy.

Quỹ đạo của K2-33b so với sao Thủy.
Quỹ đạo của K2-33b so với sao Thủy.

Đây là một đặc điểm không phù hợp với các lý thuyết hiện hành về sự hình thành hành tinh bởi lẽ bình thường, các nhà thiên văn cho rằng một hành tinh trẻ như K2-33b nên được hình thành ở vị trí cách xa ngôi sao mẹ của nó.

Theo như quan sát của các nhà thiên văn thì các ngoại hành tinh già hơn sẽ phải mất hàng trăm triệu năm để di chuyển từ quỹ đạo xa hơn đến quỹ đạo gần hơn, do đó không thể giải thích được quỹ đạo đi của một hành tinh trẻ như K2-33b.

Phát hiện này đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Nature.

Theo khampha