Trung Quốc bùng nổ nhà khoa học triệu đô
- Thứ bảy - 30/04/2016 14:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nghiên cứu viên làm việc trong trung tâm kiểm định y tế ở một sân bay tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông tháng 8/2011. Ảnh:Reuters/China Daily |
Theo SCMP, ngày càng nhiều nhà khoa học Trung Quốc có công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế hàng đầu như Science hay Nature. Trung Quốc hiện đứng thứ hai thế giới về số lượng các công trình khoa học chất lượng cao, chỉ xếp sau Mỹ, theo thống kê năm 2016 của tạp chí Nature công bố tuần trước.
"Trong số 10 quốc gia đứng đầu trong danh sách của Nature, chỉ có Trung Quốc tăng trưởng hai con số từ năm 2012 tới 2015 nhờ đóng góp từ một số trường đại học quốc gia với chỉ số tăng trưởng 25% mỗi năm", trích thông báo của Nature.
Mức lương cao hơn, đi kèm với những phúc lợi kinh tế khác là nguyên nhân chính tạo ra điều này. Theo một khảo sát toàn cầu về tiền lương của các nhà khoa học do Nature tiến hành năm 2010, các nhà khoa học Trung Quốc có thu nhập trung bình chưa tới 40.000 USD một năm, chỉ bằng một nửa so với đồng nghiệp Mỹ với 80.000 USD.
Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi.
"Khoảng cách này đang biến mất", một nhà khoa học đang hưởng thụ cuộc sống sang trọng ở đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu Trung Quốc nói. "Ở những đô thị lớn, ngày càng nhiều nhà khoa học Trung Quốc đang kiếm được nhiều tiền giống như đồng nghiệp Mỹ cùng trình độ".
Mức lương khởi điểm trung bình cho một giáo sư từ nước ngoài về làm việc cho một trường đại học lớn ở Trung Quốc khoảng hơn 120.000 USD, theo nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Tài năng thuộc Bộ khoa học công nghệ Trung Quốc.
Tại một số trường đại học quốc gia, các nhà khoa học kiếm được thêm khoảng 108.000 USD cho mỗi công trình khoa học được xuất bản trên các tạp chí học thuật hàng đầu thế giới, theo số liệu công bố trên tạp chí Trung tâm Khoa học Tài năng hồi tháng 3.
Chính phủ Trung Quốc không tiếc tiền tăng lương cho các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 216 tỷ USD cho riêng lĩnh vực này, nhiều hơn cả GDP của New Zealand.
Trước đó, tiền trong các quỹ nghiên cứu và phát triển dành trả lương nhân viên ít được coi trọng nhưng nay, các nhà lãnh đạo quốc gia đã ý thức được điều này và thay đổi.
Những nỗ lực thu hút các bộ óc xuất sắc và thúc đẩy chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc đang được đền đáp xứng đáng.
Chất lượng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, căn cứ vào số lần công trình của họ được những chuyên gia cùng ngành trích dẫn.
Những nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật liệu, kỹ thuật công nghệ, hóa học, nông nghiệp và khoa học máy tính của Trung Quốc được trích dẫn chỉ đứng sau Mỹ.
Một số nhà khoa học Trung Quốc trở nên giàu có bởi khai thác tiềm năng thương mại những công trình nghiên cứu của họ.
Giáo sư Xu Man, một nhà khoa học vật liệu ở Đại học Công nghệ Vũ Hán, Hồ Bắc, đã kiếm được hơn 2 triệu USD năm ngoái bằng cách bán công nghệ phủ sứ cho một công ty ở Thâm Quyến. Nhiều nhà khoa học trở nên giàu có, nhờ vào tiền lương và thưởng của chính phủ.
Đề án "Thousand Talents" do chính phủ Trung Quốc đề xuất năm 2011 là một ví dụ. Đề án này cung cấp ít nhất 3 triệu tệ tiền tài trợ cho một nghiên cứu, cộng thêm một triệu tiền thưởng, nếu ứng dụng thành công.
"Số lượng các nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới đang thiếu, mà nhu cầu thuê họ về nước làm việc là vô hạn", Zhang Liyi, một quan chức nhà nước làm việc trong bộ phận nhân lực, Viện nghiên cứu công nghệ kỹ thuật Ninh Ba cho biết.
Một nhà khoa học Trung Quốc giỏi từng làm việc ở nước ngoài cho biết, trước khi về nước ông được lời mời của nhiều viện khoa học đầu ngành ở Trung Quốc đại lục.
"Sự cạnh tranh rất khốc liệt", ông nói.
Viện nghiên cứu công nghệ kỹ thuật Ninh Ba thường đưa ra gói tài trợ quỹ nghiên cứu 10 triệu nhân dân tệ để thu hút ứng viên, cùng với sự giúp đỡ về tiền mặt của chính quyền tỉnh và trung ương.
"Rất khó để thu hút tài năng chất lượng cao mà không đưa ra một lời đề nghị có tính cạnh tranh toàn cầu", Zhang nói.
Nghiên cứu viên trong một trung tâm nghiên cứu gene ở Thiên Tân, Trung Quốc tháng 4/2014. Ảnh: Reuters |
Các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực khoa học ứng dụng như máy tính điện tử, y tế, khoa học vật liệu là những người có thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, ngoài lương cao và đặc quyền đi kèm để thu hút thành công các nhà nghiên cứu hàng đầu về nước, vẫn còn nhiều vấn đề.
Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm nằm trong số những quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài. Họ cũng lo lắng về bộ máy chính phủ quan liêu và sự can thiệp của chính phủ vào công việc nghiên cứu.
Đối với các nhà khoa học trong nước, họ lại gặp những khó khăn khác như phải sống bằng đồng lương khiêm tốn trong bối cảnh giá thực phẩm và thuê nhà tăng liên tục.
Một nhà khoa học trong nước không có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài chỉ kiếm được khoảng 7.000 tệ (1.000 USD) mỗi tháng khi làm việc trong viện nghiên cứu nhà nước ở Bắc Kinh, theo số liệu năm ngoái của Nhân dân Nhật báo. Quá nửa số tiền đó được dùng để thuê nhà. Thu nhập thấp là nguyên nhân chính gây chảy máu chất xám từ Trung Quốc sang phương Tây.
Sự chênh lệch quá lớn giữa các nhà khoa học trong nước và nhà khoa học trở về từ nước ngoài cũng tạo ra tâm lý oán trách.
Trở thành một triệu phú trong trường học giống như là "đi trên băng mỏng", một nhà sinh vật học ở đại học Thanh Hoa cho biết. Số lượng các đồng nghiệp "siêu giàu" đang tăng lên, nhưng họ rất kín tiếng vì không muốn gây xích mích với những đồng nghiệp lương thấp hơn.
Một nhà nghiên cứu tại Học viện chính sách và quản lý, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã cảnh báo sự phân cấp giàu nghèo giữa các nhà khoa học.
Lương cao đóng vai trò quan trọng để Trung Quốc cạnh tranh với những quốc gia khác nhằm giữ chân các nhân tài khoa học, nhưng cũng là yếu tố làm tăng khoảng cách và mâu thuẫn trong cộng đồng các nhà khoa học, ông này nói.
"Những nhà khoa học giỏi nhất coi tự do nghiên cứu quan trọng hơn tiền bạc", ông nói. "Những người đoạt giải Nobel không phải những người được trả lương cao nhất".
Hồng Hạnh
Nghiên cứu viên làm việc trong trung tâm kiểm định y tế ở một sân bay tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông tháng 8/2011. Ảnh:Reuters/China Daily |
Theo SCMP, ngày càng nhiều nhà khoa học Trung Quốc có công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế hàng đầu như Science hay Nature. Trung Quốc hiện đứng thứ hai thế giới về số lượng các công trình khoa học chất lượng cao, chỉ xếp sau Mỹ, theo thống kê năm 2016 của tạp chí Nature công bố tuần trước.
"Trong số 10 quốc gia đứng đầu trong danh sách của Nature, chỉ có Trung Quốc tăng trưởng hai con số từ năm 2012 tới 2015 nhờ đóng góp từ một số trường đại học quốc gia với chỉ số tăng trưởng 25% mỗi năm", trích thông báo của Nature.
Mức lương cao hơn, đi kèm với những phúc lợi kinh tế khác là nguyên nhân chính tạo ra điều này. Theo một khảo sát toàn cầu về tiền lương của các nhà khoa học do Nature tiến hành năm 2010, các nhà khoa học Trung Quốc có thu nhập trung bình chưa tới 40.000 USD một năm, chỉ bằng một nửa so với đồng nghiệp Mỹ với 80.000 USD.
Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi.
"Khoảng cách này đang biến mất", một nhà khoa học đang hưởng thụ cuộc sống sang trọng ở đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu Trung Quốc nói. "Ở những đô thị lớn, ngày càng nhiều nhà khoa học Trung Quốc đang kiếm được nhiều tiền giống như đồng nghiệp Mỹ cùng trình độ".
Mức lương khởi điểm trung bình cho một giáo sư từ nước ngoài về làm việc cho một trường đại học lớn ở Trung Quốc khoảng hơn 120.000 USD, theo nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Tài năng thuộc Bộ khoa học công nghệ Trung Quốc.
Tại một số trường đại học quốc gia, các nhà khoa học kiếm được thêm khoảng 108.000 USD cho mỗi công trình khoa học được xuất bản trên các tạp chí học thuật hàng đầu thế giới, theo số liệu công bố trên tạp chí Trung tâm Khoa học Tài năng hồi tháng 3.
Chính phủ Trung Quốc không tiếc tiền tăng lương cho các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 216 tỷ USD cho riêng lĩnh vực này, nhiều hơn cả GDP của New Zealand.
Trước đó, tiền trong các quỹ nghiên cứu và phát triển dành trả lương nhân viên ít được coi trọng nhưng nay, các nhà lãnh đạo quốc gia đã ý thức được điều này và thay đổi.
Những nỗ lực thu hút các bộ óc xuất sắc và thúc đẩy chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc đang được đền đáp xứng đáng.
Chất lượng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, căn cứ vào số lần công trình của họ được những chuyên gia cùng ngành trích dẫn.
Những nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật liệu, kỹ thuật công nghệ, hóa học, nông nghiệp và khoa học máy tính của Trung Quốc được trích dẫn chỉ đứng sau Mỹ.
Một số nhà khoa học Trung Quốc trở nên giàu có bởi khai thác tiềm năng thương mại những công trình nghiên cứu của họ.
Giáo sư Xu Man, một nhà khoa học vật liệu ở Đại học Công nghệ Vũ Hán, Hồ Bắc, đã kiếm được hơn 2 triệu USD năm ngoái bằng cách bán công nghệ phủ sứ cho một công ty ở Thâm Quyến. Nhiều nhà khoa học trở nên giàu có, nhờ vào tiền lương và thưởng của chính phủ.
Đề án "Thousand Talents" do chính phủ Trung Quốc đề xuất năm 2011 là một ví dụ. Đề án này cung cấp ít nhất 3 triệu tệ tiền tài trợ cho một nghiên cứu, cộng thêm một triệu tiền thưởng, nếu ứng dụng thành công.
"Số lượng các nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới đang thiếu, mà nhu cầu thuê họ về nước làm việc là vô hạn", Zhang Liyi, một quan chức nhà nước làm việc trong bộ phận nhân lực, Viện nghiên cứu công nghệ kỹ thuật Ninh Ba cho biết.
Một nhà khoa học Trung Quốc giỏi từng làm việc ở nước ngoài cho biết, trước khi về nước ông được lời mời của nhiều viện khoa học đầu ngành ở Trung Quốc đại lục.
"Sự cạnh tranh rất khốc liệt", ông nói.
Viện nghiên cứu công nghệ kỹ thuật Ninh Ba thường đưa ra gói tài trợ quỹ nghiên cứu 10 triệu nhân dân tệ để thu hút ứng viên, cùng với sự giúp đỡ về tiền mặt của chính quyền tỉnh và trung ương.
"Rất khó để thu hút tài năng chất lượng cao mà không đưa ra một lời đề nghị có tính cạnh tranh toàn cầu", Zhang nói.
Nghiên cứu viên trong một trung tâm nghiên cứu gene ở Thiên Tân, Trung Quốc tháng 4/2014. Ảnh: Reuters |
Các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực khoa học ứng dụng như máy tính điện tử, y tế, khoa học vật liệu là những người có thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, ngoài lương cao và đặc quyền đi kèm để thu hút thành công các nhà nghiên cứu hàng đầu về nước, vẫn còn nhiều vấn đề.
Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm nằm trong số những quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài. Họ cũng lo lắng về bộ máy chính phủ quan liêu và sự can thiệp của chính phủ vào công việc nghiên cứu.
Đối với các nhà khoa học trong nước, họ lại gặp những khó khăn khác như phải sống bằng đồng lương khiêm tốn trong bối cảnh giá thực phẩm và thuê nhà tăng liên tục.
Một nhà khoa học trong nước không có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài chỉ kiếm được khoảng 7.000 tệ (1.000 USD) mỗi tháng khi làm việc trong viện nghiên cứu nhà nước ở Bắc Kinh, theo số liệu năm ngoái của Nhân dân Nhật báo. Quá nửa số tiền đó được dùng để thuê nhà. Thu nhập thấp là nguyên nhân chính gây chảy máu chất xám từ Trung Quốc sang phương Tây.
Sự chênh lệch quá lớn giữa các nhà khoa học trong nước và nhà khoa học trở về từ nước ngoài cũng tạo ra tâm lý oán trách.
Trở thành một triệu phú trong trường học giống như là "đi trên băng mỏng", một nhà sinh vật học ở đại học Thanh Hoa cho biết. Số lượng các đồng nghiệp "siêu giàu" đang tăng lên, nhưng họ rất kín tiếng vì không muốn gây xích mích với những đồng nghiệp lương thấp hơn.
Một nhà nghiên cứu tại Học viện chính sách và quản lý, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã cảnh báo sự phân cấp giàu nghèo giữa các nhà khoa học.
Lương cao đóng vai trò quan trọng để Trung Quốc cạnh tranh với những quốc gia khác nhằm giữ chân các nhân tài khoa học, nhưng cũng là yếu tố làm tăng khoảng cách và mâu thuẫn trong cộng đồng các nhà khoa học, ông này nói.
"Những nhà khoa học giỏi nhất coi tự do nghiên cứu quan trọng hơn tiền bạc", ông nói. "Những người đoạt giải Nobel không phải những người được trả lương cao nhất".
Hồng Hạnh