Giáo sư vừa bế con học trò vừa giảng bài hăng say
- Thứ hai - 18/05/2015 11:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong một giờ học gần đây giảng về hành vi có tổ chức, em bé của một sinh viên bắt đầu khóc. Và để bài giảng không bị gián đoạn, phản ứng của ông là ngay lập tức bế đứa bé lên, dỗ dành rồi tiếp tục bài giảng như không có chuyện gì xảy ra.
Giáo sư Engelberg vừa giảng bài vừa bế đứa trẻ |
Một bức ảnh chụp cảnh giáo sư vừa bế đứa bé vừa giảng bài đã được đăng trên trangReddit. Chú thích bức ảnh giải thích rằng bà mẹ trẻ này do không thể đủ tiền thuê người trông trẻ nên đã mang con tới lớp. Khi đứa trẻ bắt đầu khóc, cô tỏ ra rất xấu hổ và chuẩn bị ra khỏi lớp. Và ngay lập tức vị giáo sư đã giúp cô.
“Đây là một vị giáo sư thực sự quan tâm với nền tảng giáo dục của sinh viên” – một thành viên mạng xã hội khen ngợi.
Một người khác thì nói: “Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được điều đó có ý nghĩa với cô ấy nhiều như thế nào khi biết rằng có người coi trọng việc học tập của cô và ủng hộ cô rất nhiều”.
Theo con gái của giáo sư Engelberg – chị Sarit Fishbaine thì việc này “không có gì là lạ” với vị giáo sư 67 tuổi. Bởi ông là bố của 4 đứa con và 5 đứa cháu, vì thế ông có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc với trẻ con.
Do lớp mà ông đang dạy là lớp học cao học nên sinh viên hầu hết là những người đã lớn tuổi. Ông cho phép các bà mẹ mang theo con tới lớp, thậm chí cho phép họ cho con bú trong lớp.
“Cái cách mà ông nhìn nhận khái niệm có giáo dục không chỉ là học về những lý thuyết khô khan, mà còn là học về các giá trị” – con gái giáo sư chia sẻ. “Đó chính là một thông điệp rất quan trọng mà bố tôi muốn nói với thế giới”.
Bức ảnh giáo sư Engelberg bế đứa trẻ trên bục giảng hiện đang được lan truyền với gần 4.500 lượt chia sẻ trên Facebook và hơn 2.200 bình luận trên Reddit.
Nhận được rất nhiều lời khen ngợi và ngưỡng mộ trên Internet, một người dùng Imgur đã tổng kết tất cả cảm xúc của người xem một cách hoàn hảo: “Người đàn ông này xứng đáng nhận một huy chương về việc chấp nhận cuộc sống thực đang diễn ra, và người mẹ cần phải có giáo dục”.
- Nguyễn Thảo (Theo Huffington Post)