Microsoft mua lại Linkedin với giá 26.2 tỷ USD

Microsoft mua lại Linkedin với giá 26.2 tỷ USD

CEO Microsoft Satya Nadella (giữa) và
các nhà sáng lập Linkedin: 
Jeff Weiner (bìa trái) và Reid Hoffman (bìa phải)
 Thứ Hai vừa qua, người khổng lồ phần mềm Microsoft cho biết sẽ mua lại LinkedIn với giá 26.2 tỷ đô la tiền mặt. Giá trị của thương vụ này vượt xa lần mua bán lớn nhất trong lịch sử của Microsoft trước kia, liên kết hai công ty trên hai lĩnh vực khác nhau: một là nhà sản xuất công cụ phần mềm lớn, một là website định hướng kinh doanh lớn nhất, với 433 triệu người dùng trên toàn cầu.

Trong tuyên bố mua bán này, Microsoft và LinkedIn đã đưa ra những lợi ích mà 433 triệu thành viên của LinkedIn sẽ nhận được trong chiến dịch xây dựng tương lai cho Microsoft của CEO Microsoft Satya Nadella. Cổ phiếu của LinkedIn đã giảm trong năm nay bởi không sinh lợi nhuận. Microsoft đang tìm cách khiến nhiều người sử dụng ứng dụng trên điện toán đám mây (cloud apps) như Office 365, Skype hay Cortana. Trong số các tiện ích Nadella và Weiner đưa ra trong hội nghị với các nhà đầu tư gồm có: Office và Outlock dễ dàng giữ cho hồ sô cá nhân Linkedin của bạn được cập nhật. Newfeeds của LinkedIn sẽ cho phép bạn vẽ, nói trên đó, lịch trình Calendar của bạn sẽ hấp dẫn hơn. Cortana sẽ dọn dẹp LinkedIn của bạn và cập nhật những ai sẽ tham gia cuộc họp tới của bạn.

Thỏa thuận lớn nhất này của Microsoft cũng có nghĩa là những phần mềm truyền thống sẽ phải thay đổi nhanh chóng để tương thích với các ứng dụng điện toán đám mây. Mô hình này giúp khách hàng hoặc các chuyên gia có thể sử dụng phần mềm và các công cụ khác của Microsoft thông qua Internet. Dù vận hành hai lĩnh vực khác nhau, Microsoft và LinkedIn đều chủ yếu kiếm tiền từ việc phục vụ những người có chuyên môn. Những giám đốc điều hành trong cuộc sáp nhập nói rằng đó là lý do chính thúc đẩy thương vụ.

“Thỏa thuận này sẽ mang những chuyên gia đến gần nhau hơn và mở ra một mạng lưới chuyên môn”. Mr. Nadella cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Vậy nên, những nhà tuyển dụng sẽ bỏ ra hàng ngàn đô la một tháng để sử dụng dữ liệu.
“Họ sẽ nắm được mối những liên kết kinh doanh toàn cầu. Điều này thật sự mang lại lợi nhuận cho Microsoft từ quan điểm bán hàng.” chuyên gia phân tích Brian Blau tại Gartner (một công ty nghiên cứu thị trường công nghệ), cho biết.

Hơn nữa, mức giá khổng lồ của cuộc mua bán này đủ lớn để tạo ra những tác động khác. Nó sẽ gây ra những khó khăn cho Facebook trong việc định hướng mạng xã hội, hiện tại LinkedIn đang có được nguồn lực đáng kể của Microsoft hẫu thuẫn. Và nó còn kích thích những cuộc mua bán sát nhập khác, đặc biệt là đối với những startup mới nổi như Slack hay mạng xã hội đang chật vật Twitter. Cổ phiếu của Twitter đã tăng tới 9% sau công bố LinkedIn bị mua lại.

Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá là quyết định mua lại lớn nhất và rủi ro nhất trong lịch sử công nghệ thế giới. Giá trị mua lại của Linkedin cao hơn con số 22 tỷ dollar mà Facebook bỏ ra để mua lại WhatsApp và Instagram. Nhưng làm sao để tích hợp được hai tiềm năng độc lập với nhau trong một vài năm? Cái khó nằm ở chi tiết. Những tác động căng thẳng vả không mong chờ do con số khổng lồ 26,2 tỷ đô mà Microsoft bỏ ra để mua lại LinkedIn được thể hiện trong bức thư CEO LinkedIn, Jeff Weiner gửi cho nhân viên của ông giải thích rằng: “Anh có thể cảm thấy kích động, sợ hãi, buồn bã hoặc kết hợp của tất cả cảm xúc này”, ông viết “tất cả thành viên của ban điều hành cũng vậy, nhưng chúng tôi đã mất vài tháng để vượt qua được”. Nhiều nhà đầu tư và khách hàng sẽ đối diện với các cung bậc cảm xúc dồn dập khi cuộc đại sáp nhập diễn ra. Đầu tiên là sự phấn khích trước cơ hội giúp hai công ty cùng phát triển. Sự sợ hãi trước nguy cơ cắt giảm nhân lực khi sự kết hợp này không đạt đến tiềm năng vốn có. Và nỗi buồn khi nhớ lại trong quá khứ 70% đến 90% các cuộc mua bán và sáp nhập (M&As) không mang lại lợi ích như những gì được hứa hẹn ban đầu. 
Một phân tích còn chỉ ra rằng thương lượng này có thể bị hủy bỏ nếu xuất hiện một đối thủ mua bán cạnh tranh hoặc nếu như doanh thu của LinkedIn tỏ ra đáng thất vọng trước khi thỏa thuận kết thúc. 

Một số nhà đầu tư nhắc nhở về kết quả hoạt động nghèo nàn của Microsoft khi mua lại các công ty lớn như  aQuantive, Nokia và Skype và hầu hết những cuộc giao dịch lớn nhất đã không mang lại hiệu quả. Vào năm 2014, công ty đã trả 9,4 triệu đô la cho hệ điều hành smartphone của Nokia, vài năm trước đó, đã chi trả hơn 6 triệu đô la cho aQuantive, một công ty quảng cáo trên Internet, nhưng sau cùng, hầu hết các cuộc giao dịch đều tỏ ra đáng thất vọng.


Nguồn: 
http://www.nytimes.com/2016/06/14/business/dealbook/microsoft-to-buy-linkedin-for-26-2-billion.html

http://time.com/4367134/microsoft-linkedin-buy/

Tác giả bài viết: Phương Thảo tổng hợp

Nguồn tin: Tia Sáng