Tỉ lệ tử vong vì ô nhiễm không khí có thể tăng gấp đôi
- Thứ tư - 07/10/2015 16:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Các hoạt động nông nghiệp là một trong những
nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất.
Theo một nghiên cứu mới do Viện Max Planck, Đức, thực hiện, số người tử vong hằng năm do ô nhiễm không khí ngoài trời có thể tăng từ 3,5 triệu người hiện nay (theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO) lên 6,6 triệu người trên toàn cầu vào năm 2050.
Theo nghiên cứu này, nguồn ô nhiễm môi trường ngoài trời mang lại hệ quả nghiêm trọng nhất (chiếm 31% trong tổng số 3,3 triệu ca tử vong vì ô nhiễm môi trường năm 2010) là hoạt động tạo năng lượng tại nơi sinh hoạt, chẳng hạn như dùng các loại bếp lò. Nghiên cứu cho biết phần lớn ca tử vong vì nguyên nhân trên xảy ra ở các quốc gia châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc, nơi các hộ gia đình thường dùng các loại bếp tạo muội lò và lò đốt củi. Rất khó để kiểm soát lượng khí thải do các loại bếp lò này gây ra. Chẳng hạn, Ấn Độ đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể thuyết phục được người dân chuyển sang sử dụng các công nghệ sạch hơn, mà nguyên nhân chủ yếu là do truyền thống văn hóa và gia đình.
Nguồn ô nhiễm nghiêm trọng thứ hai trong năm 2010 là từ các hoạt động nông nghiệp (khoảng 20%) như nuôi động vật và sử dụng phân bón tạo amoniac. Tỉ lệ tử vong vì lý do này xảy ra nhiều nhất ở miền đông nước Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác như Nga, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nguồn ô nhiễm khác - bao gồm lĩnh vực điện, công nghiệp, hoạt động đốt sinh khối, và khí thải từ các phương tiện giao thông - chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng số các ca tử vong.
Nguồn ô nhiễm nghiêm trọng thứ hai trong năm 2010 là từ các hoạt động nông nghiệp (khoảng 20%) như nuôi động vật và sử dụng phân bón tạo amoniac. Tỉ lệ tử vong vì lý do này xảy ra nhiều nhất ở miền đông nước Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác như Nga, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nguồn ô nhiễm khác - bao gồm lĩnh vực điện, công nghiệp, hoạt động đốt sinh khối, và khí thải từ các phương tiện giao thông - chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng số các ca tử vong.
Trang Bùi dịch theo sciencemag.org