Trung Quốc muốn nhảy vọt trong nghiên cứu hạt cơ bản
- Thứ bảy - 08/11/2014 16:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phối cảnh mặt ngoài nơi tiến hành thí nghiệm
JUNO
Để chuẩn bị cho việc này, ngày 30/7, Viện Nghiên cứu Vật lý Năng lượng cao (IHEP) của Trung Quốc đã chính thức thành lập Nhóm Hợp tác quốc tế JUNO, gồm hơn 200 nhà khoa học đến từ hơn 50 viện, trường đại học của các nước Czech, Pháp, Đức, Ý, Nga và Mỹ; riêng Trung Quốc ngoài IHEP ra còn có 19 viện, trường đại học tham gia.
Năm 2012, Thí nghiệm neutrino trong lò phản ứng Đại Á Loan do Trung Quốc chủ trì đã phát hiện thấy mô thức giao động loại ba của neutrino. Giới vật lý hạt quốc tế đánh giá phát hiện này đã “mở ra cánh cửa lớn trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý neutrino”. Tiếp đó, các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị dự án JUNO với quy mô lớn gấp hơn 100 lần Thí nghiệm neutrino trong lò phản ứng Đại Á Loan.
JUNO chọn địa chỉ tại vùng núi Đả Thạch Sơn thuộc thành phố Khai Bình, tỉnh Quảng Đông. Các thiết bị được đặt trong phòng thí nghiệm cao 80 m, đường kính 50 m, nằm ở độ sâu 700 m dưới lòng đất. Thiết bị thăm dò (detector) chứa 20.000 tấn chất lỏng nhấp nháy sẽ sử dụng hơn 15.000 ống nhân quang điện (photomultiplier tubes) để phát hiện tia sáng phát ra từ bể chứa chất lỏng này khi có một hạt neutrino va chạm vào một nguyên tử hydrogen.
Tuy rằng có thể thăm dò, quan sát được những hạt neutrino do các siêu tân tinh (supernovae) cũng như do Trái đất tạo ra, nhưng JUNO chủ yếu sẽ nghiên cứu những neutrino được tạo ra tại hai nhà máy điện hạt nhân ở gần Giang Môn (cách 50 km). “Chúng tôi cần quan sát các neutrino đến từ các lò phản ứng hạt nhân cách đây một cự ly thích hợp. Đây là một thách thức lớn khi xây dựng trong năm năm một phòng thí nghiệm lớn dưới lòng đất và chế tạo một thiết bị thăm dò,” ông Vương Di Phương, Giám đốc Viện Nghiên cứu Vật lý Năng lượng cao Trung Quốc, người phát ngôn của Nhóm Hợp tác quốc tế JUNO, nói.
Ngoài Trung Quốc ra, một số nước khác cũng đang tiến hành các thí nghiệm tương tự, như NOvA ở Mỹ, Hyper-Kamiokande ở Nhật và Indian Neutrino Observatory (chuẩn bị làm) ở Ấn Độ.
Dự kiến công trình trị giá 330 triệu USD này sẽ xây dựng xong vào cuối năm 2019 và đưa vào vận hành trong thời gian ít nhất 20 năm. Giới khoa học Trung Quốc hy vọng, trong thí nghiệm này họ sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa ba hương vị của neutrino là electron, muon và tau, qua đó khám phá các bí ẩn của vũ trụ, tìm hiểu các quy luật vật lý hạt vi mô, tiến tới có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực vũ trụ học, vật lý thiên thể, vật lý địa cầu của thế giới.
JUNO được kỳ vọng sẽ mang lại cho ngành vật lý neutrino Trung Quốc một bước nhảy vọt. Ông Vương Di Phương nói, “Có thể dự kiến, trong 10 năm tới chúng tôi sẽ hiểu biết sâu sắc hơn hiện nay về thế giới vật chất, và neutrino sẽ không còn thần bí nữa.”
“JUNO sẽ giúp chúng tôi xây dựng một đội ngũ nghiên cứu hàng đầu, tiến tới Trung Quốc trở thành một trong những nước dẫn đầu lĩnh vực vật lý hạt,” ông Vương nói thêm.
Năm 2012, Thí nghiệm neutrino trong lò phản ứng Đại Á Loan do Trung Quốc chủ trì đã phát hiện thấy mô thức giao động loại ba của neutrino. Giới vật lý hạt quốc tế đánh giá phát hiện này đã “mở ra cánh cửa lớn trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý neutrino”. Tiếp đó, các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị dự án JUNO với quy mô lớn gấp hơn 100 lần Thí nghiệm neutrino trong lò phản ứng Đại Á Loan.
JUNO chọn địa chỉ tại vùng núi Đả Thạch Sơn thuộc thành phố Khai Bình, tỉnh Quảng Đông. Các thiết bị được đặt trong phòng thí nghiệm cao 80 m, đường kính 50 m, nằm ở độ sâu 700 m dưới lòng đất. Thiết bị thăm dò (detector) chứa 20.000 tấn chất lỏng nhấp nháy sẽ sử dụng hơn 15.000 ống nhân quang điện (photomultiplier tubes) để phát hiện tia sáng phát ra từ bể chứa chất lỏng này khi có một hạt neutrino va chạm vào một nguyên tử hydrogen.
Tuy rằng có thể thăm dò, quan sát được những hạt neutrino do các siêu tân tinh (supernovae) cũng như do Trái đất tạo ra, nhưng JUNO chủ yếu sẽ nghiên cứu những neutrino được tạo ra tại hai nhà máy điện hạt nhân ở gần Giang Môn (cách 50 km). “Chúng tôi cần quan sát các neutrino đến từ các lò phản ứng hạt nhân cách đây một cự ly thích hợp. Đây là một thách thức lớn khi xây dựng trong năm năm một phòng thí nghiệm lớn dưới lòng đất và chế tạo một thiết bị thăm dò,” ông Vương Di Phương, Giám đốc Viện Nghiên cứu Vật lý Năng lượng cao Trung Quốc, người phát ngôn của Nhóm Hợp tác quốc tế JUNO, nói.
Ngoài Trung Quốc ra, một số nước khác cũng đang tiến hành các thí nghiệm tương tự, như NOvA ở Mỹ, Hyper-Kamiokande ở Nhật và Indian Neutrino Observatory (chuẩn bị làm) ở Ấn Độ.
Dự kiến công trình trị giá 330 triệu USD này sẽ xây dựng xong vào cuối năm 2019 và đưa vào vận hành trong thời gian ít nhất 20 năm. Giới khoa học Trung Quốc hy vọng, trong thí nghiệm này họ sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa ba hương vị của neutrino là electron, muon và tau, qua đó khám phá các bí ẩn của vũ trụ, tìm hiểu các quy luật vật lý hạt vi mô, tiến tới có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực vũ trụ học, vật lý thiên thể, vật lý địa cầu của thế giới.
JUNO được kỳ vọng sẽ mang lại cho ngành vật lý neutrino Trung Quốc một bước nhảy vọt. Ông Vương Di Phương nói, “Có thể dự kiến, trong 10 năm tới chúng tôi sẽ hiểu biết sâu sắc hơn hiện nay về thế giới vật chất, và neutrino sẽ không còn thần bí nữa.”
“JUNO sẽ giúp chúng tôi xây dựng một đội ngũ nghiên cứu hàng đầu, tiến tới Trung Quốc trở thành một trong những nước dẫn đầu lĩnh vực vật lý hạt,” ông Vương nói thêm.
Nguyễn Hải Hoành tổng hợp và dịch