Đức trở thành thánh địa của âm nhạc cổ điển như thế nào

Đức trở thành thánh địa của âm nhạc cổ điển như thế nào
Với khoảng 100 dàn nhạc do nhà nước đầu tư, hơn 80 đoàn opera và hàng tỉ kinh phí đầu, tư Đức là một vùng đất lý tưởng vô song được tạo ra để cho âm nhạc cổ điển toàn cầu.

 

Với sự đóng góp của những người như Goethe, Schiller, Kant và Schopenhauer, Đức đã trở thành “một đất nước của thi ca và tư tưởng”. Tương tự, các nhà soạn nhạc như Bach, Haydn, Beethoven và Brahms đã trao danh tiếng “những người khổng lồ âm nhạc” cho mảnh đất quê hương.

Giữa những tên tuổi đó, có thể cho rằng Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng bậc nhất thế giới. Với lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh vào năm 2020, các dàn nhạc trên khắp thế giới và ở riêng Đức sẽ trình diễn tác phẩm của ông, đặc biệt là ở thành phố nơi ông sinh ra, Bonn. 

Việc Đức trở thành một thánh địa âm nhạc cổ điển cũng một phần nhờ vào số lượng lớn các dàn nhạc, nhà hát, dàn hợp xướng đang nhận được sự hỗ trợ vô cùng tốt của lĩnh vực công.

Christian Höppner, tổng thư ký Hội đồng Âm nhạc Đức, cho biết: “Càng đi ra ngoài nước Đức, tôi càng cảm thấy kính phục đất nước này. Ví dụ tại Brazil, người ta biết về Đức, một vùng đất của âm nhạc, còn rõ hơn,  sâu hơn là biết về các quốc gia láng giềng”.

Trong vai trò là tổ chức quản lý đời sống âm nhạc Đức, Hội đồng Âm nhạc Đức có 14 triệu hội viên là các nghệ sĩ.

Vùng đất độc nhất vô nhị của các dàn nhạc và đoàn opera

Theo thống kê của Hội các dàn nhạc Đức, năm 2018 trên khắp đất nước có 129 dàn nhạc với khoảng 10.000 nhạc công được nhà nước đầu tư kinh phí hoạt động. Các dàn nhạc như Berlin Philharmoniker, Sächsische Staatskapelle Dresden hay Gewandhausorchester Leipzig đều thuộc danh sách những dàn nhạc xuất sắc nhất thế giới.

Trong khi đó, danh sách này còn chưa bao gồm cả các dàn nhạc thính phòng nổi tiếng, các dàn hợp xướng đặc biệt cho cả thứ âm nhạc truyền thống và mới như Kammerphilharmonie Bremen, Concerto Köln hay Ensemble Modern và những dàn nhạc trẻ như Dàn nhạc Trẻ liên bang, Junge Deutsche Philharmonie.

Bên cạnh đó, Đức còn dẫn đầu về sân khấu: trên 80 đoàn opera, nhiều hơn những phần còn lại của thế giới cộng lại. Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta phải biết rằng phần lớn trong khoảng 560 nhà hát opera trên thế giới đang vận hành một hệ thống mang tên stagione system – nghĩa là họ không có các đoàn hát cố định mà thường đi thuê các nghệ sĩ hoặc thuê toàn bộ các vở opera được dàn dựng sẵn trong một khoảng thời gian nhất định.

Các nhà phê bình thường xuyên hỏi liệu Đức có cần hỗ trợ nhiều dàn nhạc và nhà hát opera như vậy không. Nhưng Christina Höppner cho rằng, “số lượng này chưa bao giờ là đủ”, đồng thời lưu ý cần khuyến khích sự đa dạng về văn hóa, trong đó mỗi dàn nhạc và nhà hát là một tổ chức âm nhạc độc nhất vô nhị.

Sự hỗ trợ của chính quyền liên bang

Để có thể đạt được mục tiêu đa dạng về văn hóa đòi hỏi sự hỗ trợ về tài chính. Lĩnh vực công của Đức hỗ trợ nhiều hơn bất cứ các quốc gia nào trên thế giới. Trong năm 2019, hơn 10 tỷ euron (11 tỷ USD) được đầu tư cho các tổ chức  văn hóa, trong đó có 3 tỷ euro cho các dàn nhạc và các nhà hát.

Ngân sách dành cho văn hóa của chính phủ Đức là 1,6 tỷ euro năm 2019, đây chỉ là 15% trong tổng số đầu tư cho cho văn hóa, phần còn lại đến từ các chính quyền bang và chính quyền các thành phố. Khoảng 50% ngân sách công do chính quyền địa phương chi trả, còn lại là từ Hội đồng châu Âu và lĩnh vực tư, bao gồm các cá nhân và các quỹ.

Tại Mỹ, phần lớn các nguồn đầu tư trong văn hóa đều từ lĩnh vực tư còn tại Anh, lĩnh vực đầu tư công chiếm 30 đến 50% trong tổng số đầu tư.

“Với chúng tôi, giáo dục và văn hóa là những dịch vụ công, do đó nó nhận được sự đầu tư nhiều nhất từ nhà nước”, Höppner giải thích. “Các khoản đầu tư tư nhân luôn luôn đi kèm với lợi ích,"  ông cho biết thêm khi chỉ ra những nhà tài trợ giàu có ở Mỹ thường có tiếng nói nhất định trong các chương trình văn hóa. Tại Đức, Quốc hội kiểm soát nguồn ngân sách đầu tư nhưng không hề kiểm soát nội dung.

Một cảnh đa dạng về các liên hoan âm nhạc

Một đặc điểm đặc biệt khác của âm nhạc Đức là có nhiều festival. Chỉ trong ba thập kỷ, từ 1980 đến 2010, số lượng các đã tăng lên gấp bốn, theo Trung tâm thông tin âm nhạc Đức (MIZ) ở Bonn. Hiện nay có trên 500 festival ở Đức.

Khoảng một phần ba các festival âm nhạc cổ điển tập trung vào âm nhạc đương đại Festival Donaueschingen (được thành lập năm 1921), Festival piano Ruhr hay festival âm nhạc thính phòng Spannungen Heimbach của vùng Eifel. 44 festival được dành cho các nhà hát khắp nước Đức – từ những festival quy mô lớn như Opera Munich hay Ruhrtriennale đến Festival Rossini, sự kiện dành riêng cho bel canto ở Bad Wildbad thuộc khu vực Rừng Đen.

Các vị khách trên toàn thế giới

Các festival cổ truyền và mới đang ngày một phổ biến hơn, bằng chứng là 73.000 vị khách từ châu Âu và nhiều nơi khác đến Leipzig Festival Bach trong năm 2019. Liên hoan Bayreuth, vốn dành riêng cho các tác phẩm của Richard Wagner, thu hút trên 62.000 khán giả mỗi năm – nhiều người hâm mộ Wagner chờ đợi nhiều năm trước khi nhận được vé tham dự sự kiện này. Liên hoan âm nhạc Rheingau và liên hoan Schleswig-Holstein là những sự kiện âm nhạc cổ điển quan trọng nhất ở miền Bắc Đức.

Với lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Ludwig van Beethoven, Beethovenfest ở Bonn sẽ được tổ chức hai lần trong năm 2020, trong mùa xuân và mùa thu. BTHVN2020, nơi phụ trách năm kỷ niệm ngày sinh Beethoven và quản lý ngân sách 30 triệu euro, sẽ hỗ trợ 250 dự án âm nhạc trên khắp đất nước.

Đức là quốc gia yêu nhạc cổ điển?

Nước Đức yêu âm nhạc cổ điển, theo số liệu thống kê: có khoảng 83 triệu người yêu thích âm nhạc cổ điển, khoảng 14 triệu người chơi một nhạc cụ hoặc hát trong một dàn hợp xướng. Một phần sáu gia đình Đức chơi ít nhất một nhạc cụ.

Theo Hiệp hội các trường âm nhạc Đức, có khoảng 1000 trường nhạc công trên khắp quốc gia, thu hút khoảng 1,5 triệu trẻ em đến học.

Về tổng thể, người Đức thường có thói quen thưởng thức âm nhạc. Theo Hội đồng Âm nhạc Đức, 33% người Đức nghe nhạc cổ điển trong khi theo các cuộc điều tra, chỉ có 10 đến 17% dân số Mĩ và khoảng 15% ở Anh nghe nhạc cổ điển. Trên thế giới, chỉ có Nga và Nhật Bản là có thể so sánh về số lượng người yêu nhạc cổ điển với Đức.

Tô Vân dịch

Nguồnhttps://www.dw.com/en/how-germany-became-a-classical-music-mecca/a-51660889