|
|||||||
Thí sinh châu Á mất điểm với các trường ở Mỹ vì gian lậnĐăng lúc: Thứ năm - 26/03/2015 18:04 - Người đăng bài viết: admin
Tiếp cận trước đề thi, chỉnh sửa học bạ, thuê viết luận văn, là những cách gian lận của nhiều sinh viên châu Á để được tới Mỹ du học, đe dọa sự tín nhiệm của các tổ chức thi cử quốc tế đối với thí sinh châu Á.
Cùng với nhu cầu tăng lên nhanh chóng của các phụ huynh châu Á muốn gửi con đến các trường hàng đầu ở Mỹ, các công ty luyện thi cũng mọc lên nhanh chóng. Nhưng, cạnh tranh khốc liệt đôi khi đi kèm với sự gia tăng bê bối gian lận thi cử, đe dọa sự tín nhiệm vào thí sinh châu Á. Trong bốn tháng liên tiếp, kết quả của kỳ thi SAT tổ chức ở châu Á tắc lại ở Colleage Board, công ty quản lý và điều hành kỳ thi, do lo ngại sinh viên đã gian lận. Đây không phải hiện tượng mới ở châu Á. SAT là một trong những kỳ thi chuẩn hóa, nghĩa là mỗi đợt thi đều có đề giống nhau, để đăng ký vào một số trường đại học Mỹ. Theo Washington Post, năm 2007 và 2013, điểm thi của hàng trăm ứng viên Hàn Quốc đã bị hủy bỏ, sau khi phát hiện học sinh đã tiếp cận trước với đề thi. Một phần của vấn đề nằm ở các cơ quan quản lý kỳ thi. Bài thi SAT được "tái sử dụng" ở châu Á, nghĩa là nhiều tháng sau khi học sinh ở Mỹ làm bài SAT, học sinh ở châu Á mới thi. Điều này cho phép sinh viên truy cập trước đề thi, thường được chia sẻ trên các diễn đàn Internet, hoặc được các công ty luyện thi chụp lại. Luyện thi là một ngành kinh doanh lớn ở châu Á, nơi các gia đình giàu có tìm kiếm niềm kiêu hãnh khi có con học ở các trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Năm ngoái, theoReuters, 150.000 sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc, tương đương 40% sinh viên quốc tế ở Mỹ, đã nhập học, khiến số lượng sinh viên Trung Quốc tăng lên 18%. Sinh viên nhà giàu cũng như sinh viên nhà nghèo đều tìm cơ hội chen chân vào các học viện danh tiếng của Mỹ. Có người học 16 tiếng mỗi ngày, có người trả hàng nghìn đô la để được vào các lớp luyện thi, hay còn gọi là "lớp học nhồi nhét", trong nỗ lực cải thiện vận may cuộc đời. Áp lực lên sinh viên rất lớn. Theo hồ sơ năm 2009 củaNew York Times về các cơ sở luyện thi ở Trung Quốc, một số sinh viên học thi ở bệnh viện, miệng chụp bình thở oxy, với hy vọng sẽ cải thiện được khả năng tập trung, trong khi các nữ sinh uống thuốc tránh thai để ngăn kinh nguyệt trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi. Ngoài những biện pháp gian lận trên xảy ra trong các kỳ thi SAT gần đây, sinh viên gia đình giàu có hoàn toàn có thể làm giả học bạ. Theo cuộc khảo sát năm 2012 củaZinch China, một công ty tư vấn giáo dục của Mỹ chi nhánh Bắc Kinh, cho thấy 90% thư giới thiệu đi học là giả, 70% luận văn xin học được viết thuê, và 50% học bạ được chỉnh sửa. Theo IB Times, một số trường đại học Mỹ làm ngơ hành vi đó vì lợi ích tài chính. Nhiều trường đại học Mỹ đã chủ động dụ dỗ các sinh viên nước ngoài, thu học phí cao để giải quyết tình hình tài chính khó khăn. "Sinh viên quốc tế được coi là một nguồn doanh thu", Dale Gough, giám đốc AACRAO, Hiệp hội Đăng ký Đại học và Văn phòng Điều hành có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ, gồm hơn 11.000 thành viên ở 40 quốc gia, cho biết. "Trong ngắn hạn, họ là nguồn cứu cánh cuối cùng". Hồng Hạnh Nguồn tin: VNExpress
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Thống kê truy cập Website
|
||||||
Ý kiến bạn đọc