Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng công bố khoa học

Đăng lúc: Thứ bảy - 03/02/2018 13:23 - Người đăng bài viết: admin
Báo cáo của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) được công bố vào hôm 18/1 cho thấy, Trung Quốc lần đầu tiên vượt mặt Mỹ về số lượng ấn phẩm khoa học, tuy nhiên Mỹ vẫn giữ vững vị thế là một cường quốc khoa học.

 

Trung Quốc đang trở thành quốc gia có số lượng công bố khoa học nhiều nhất; tuy nhiên Mỹ vẫn tỏ ra vượt trội về số lượng bài báo trong top 1% được trích dẫn nhiều nhất. Ảnh: National Science Foundation.

Điều này đã được dự báo từ ba năm trước: trong một báo cáo năm 2014, OCED đã nhận định, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về số lượng công bố khoa học vào năm 2020. Tuy nhiên, điều này có tới sớm hơn cả dự báo.

Mỹ đang gặp phải sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ phía Trung Quốc và các nước đang phát triển khác – những nơi đang đẩy mạnh đầu tư cho KH&CN. Tuy nhiên, báo cáo của NSF cũng chỉ ra rằng Mỹ vẫn duy trì được vị thế của một cường quốc dẫn đầu trong khoa học, nơi sản sinh ra nhiều nghiên cứu tầm cỡ, hấp dẫn các sinh viên quốc tế, và khả năng tạo nên nhiều tài sản trí tuệ có giá trị từ khoa học.

Mỹ hiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu về KH&CN nhưng thế giới đang thay đổi - Maria Zuber, nhà địa vật lý tại MIT nhận định. Cùng với việc các nước khác đang đẩy mạnh tăng năng suất đầu ra, phần đóng góp tương đối của Mỹ vào các hoạt động khoa học trên toàn cầu lại có xu hướng suy giảm – Zuber, người chủ tịch Hội đồng Khoa học Quốc gia (National Science Board), giám sát các hoạt động của NSF ở nước ngoài và là đồng tác giả báo cáo trên phân tích. Vì vậy, bà nhấn mạnh:Chúng ta không thể ngủ quên trên chiến thắng.

Bức tranh chuyển dịch được thể hiện rõ nhất qua số lượng công bố: năm 2016, Trung Quốc đã xuất bản hơn 426.000 nghiên cứu, chiếm tới 18.6% tổng số cơ sở dữ liệu của Scopus của Elsevier; trong khi Mỹ gần 409.000 nghiên cứu; Ấn Độ thậm chí còn vượt qua Nhật Bản; và phần còn lại của thế giới – tức các nước đang phát triển – có xu hướng tiếp tục thăng tiến.

Những phân tích của NSF còn tính đến những chỉ số cụ thể hơn như uy tín của các tác giả trong cùng một công bố. Một cách tương phản, dữ liệu Scopus đã cho ta thấy những số liệu đầy đủ về uy tín của tác giả.  Theo những phân tích này thì Mỹ dẫn đầu.

Tuy nhiên nếu tính theo số lượng các bài báo được trích dẫn nhiều nhất thì bức tranh lại khác đi: Mỹ xếp thứ ba sau Thụy Điển và Thụy Sĩ; Liên minh Châu Âu đứng thứ tư và Trung Quốc hạng năm. Hoa Kỳ vẫn đào tạo ra nhiều tiến sỹ nhất trong lĩnh vực KH&CN và là điểm đến đầu tiên cho những sinh viên quốc tế muốn theo đuổi bằng cấp bậc cao – dẫu cho tỷ lệ sinh viên quốc tế ở Mỹ đang giảm xuống, từ 25% của năm 2000 xuống còn 19% năm 2014.

Chỉ trong năm 2012, Trung Quốc đã chi 1.98% GDP cho R&D – nhiều hơn tỷ lệ 1.96% của 28 nước thành viên trong EU.

Mỹ đã chi nhiều tiền nhất cho các hoạt động R & D – khoảng 500 tỷ USD vào năm 2015, chiếm tỷ lệ 26% tổng kinh phí chi R&D của toàn cầu; Trung Quốc xếp sau với khoảng 400 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu phát triển của Hoa Kỳ so với quy mô nền kinh tế đang có xu hướng đứng yên, trong khi tỷ lệ của Trung Quốc lại không ngừng gia tăng.

Trong một ấn bản phân tích Science and Engineering Indicator của NSF, ra đời đúng thời điểm dấy lên lo ngại về hiện trạng khoa học của Hoa Kỳ. Mark Muro – nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Brookings, một thinktank có trụ sở tại Washington DC, cho biết điều đó đưa ra một số cảnh báo. Đó là xu hướng đầu tư cho khoa học đang bị định hướng một cách sai lầm của Mỹ; nguồn cung nhân tài nghiên cứu tiếp tục bị giới hạn do thiếu vắng sự hiện diện của các nhà khoa học nữ và các nhóm thiểu số. Tương tự, những ngành công nghiệp chủ chốt như bán dẫn hay những công việc chính của ngành đóng tàu đang có xu hướng chuyển dịch ra nước ngoài – Muro cho biết thêm.

Lần đầu tiên, NSF xây dựng một chương riêng về hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ trên cơ sở phân tích thống kê các hoạt động này. Dữ liệu cho thấy, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế, doanh thu từ hoạt động sở hữu trí tuệ và đầu tư mạo hiểm cho những công nghệ tiên tiến. Dẫu cho cần phải tập trung hơn nữa vào cấp địa phương và vùng nhưng báo cáo cũng đã đưa ra được những dữ liệu rất quan trọng về giá trị của hoạt động đổi mới sáng tạo trong khoa học – Muro nhận định.

Muro kết luận,năng lực đổi mới sáng tạo chính là một trong những động lực chủ chốt giúp tăng trưởng sản xuất và đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia”. Theo ông, dữ liệu mới là “lời nhắc nhở hữu ích cho lý do tại sao chúng ta nên quan tâm tới những chỉ số này trước hết”.

Trong một báo cáo năm 2014, OCED đã nhận định, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về số lượng công bố khoa học vào năm 2020. Tuy nhiên, điều này có tới sớm hơn cả dự báo. Vào giai đoạn 2001 – 2011, số lượng công bố của Trung Quốc tăng trung bình 15% mỗi năm, đưa tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu từ 3% lên 11%, ngay cả khi số lượng công bố của 28 quốc gia Eu và cả Mỹ đang giảm sút. Năm 2014, Trung Quốc vươn lên trở thành nơi xuất bản công bố khoa học nhiều thứ ba thế giới, chỉ sau Cộng đồng chung Châu Âu (EU) và Mỹ. Tốc độ tăng trưởng số lượng công bố của nước này trong giai đoạn 2001 – 2011 15% là trung bình mỗi năm, chiếm 11% toàn cầu, so với 3% trước đây. Chỉ trong năm 2012, Trung Quốc đã chi 1.98% GDP cho R&D – nhiều hơn tỷ lệ 1.96% của 28 nước thành viên trong Cộng đồng Châu Âu.

Thế Hải dịch

Nguồn Nature: https://www.nature.com/articles/d41586-018-00927-4


Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

khoa học

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin tức cập nhật

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 1040
  • Tháng hiện tại: 70665
  • Tổng lượt truy cập: 24485321