Vì sao thế giới bất lực trước dịch Ebola?

Đăng lúc: Thứ năm - 11/09/2014 14:07 - Người đăng bài viết: admin
Theo các số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi hiện nay đã cướp đi sinh mạng của 2.288 người. Một nửa số trường hợp tử vong vì căn bệnh quái ác này xảy ra trong 3 tuần trở lại đây.

WHO cho biết, 47% số ca tử vong và 49% trong tổng số 4.269 trường hợp nhiễm virus Ebola tính tới nay diễn ra trong vòng 21 ngày, tính tới ngày 6/9. Tổ chức này dự đoán sẽ có tới 20.000 người bị nhiễm bệnh cho tới khi đợt dịch Ebola nghiêm trọng nhất lịch sử thoái trào.

Dịch Ebola dường như đang diễn tiến rất nghiêm trọng, vượt ngoài tầm kiểm soát kể từ khi bùng phát ở Guinea hồi tháng 3, rồi lan ra tới các nước Tây Phi láng giềng khác như Liberia, Sierra Leone, Nigeria và Senegal. Các nhà phân tích nhận định, có ít nhất 7 nguyên nhân khiến thế giới "bất lực" trước sự hoành hành của dịch Ebola như hiện nay:

bệnh Ebola, virus Ebola, nguyên nhân, thế giới, bất lực, Tây Phi, mất kiểm soát

Các nhân viên y tế đang tháp tùng một người đàn ông nhiễm virus Ebola tới bệnh viện chữa trị ở Monrovia, Liberia. Ảnh: Getty Images

1. Các chiến dịch tuyên truyền bắt đầu khá muộn và không tiếp cận đủ người

Ở Uganda, ngay sau khi một trường hợp nhiễm Ebola được nhận diện, các quan chức y tế đã cho phát đi tràn ngập các thông điệp hướng dẫn về cách bảo vệ mọi người an toàn trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng. Mọi người không rời khỏi nhà của họ vì sợ nhiễm mầm bệnh và họ ngay lập tức thông báo những trường hợp khả nghi tới nhà chức trách. Đây là một trong những lí do Uganda đã triệt tiêu thành công 4 đợt dịch Ebola, ngay cả khi chúng tấn công các khu vực đô thị.

Theo tiến sĩ Anthony Mbonye, lãnh đạo ngành y tế của Uganda, chiến dịch tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng tích cực như trên đã không bắt đầu sớm như cần thiết trong đợt dịch Ebola hiện tại ở châu Phi. "Họ phản ứng quá chậm nhằm giúp cộng đồng nhận thức về căn bệnh", ông Mbonye nhán mạnh.

Ishmeal Alfred Charles, một nhân viên cứu trợ đang hoạt động ở tâm dịch Ebola tại Freetown, Sierra Leone, cho hay, dân chúng chẳng mấy hay biết về căn bệnh cho tới tận cuối tháng 7, khoảng 4 tháng sau khi trường hợp nghi nhiễm đầu tiên xuất hiện tại nước này.

"Sự việc chỉ trở nên nghiêm trọng khi chúng tôi mất tiến sĩ Sheik Umar Khan (một bác sĩ địa phương nổi tiếng chống Ebola, qua đời ngày 29/7 và được đông đảo báo chí thế giới nhắc tới). Đó là khi các cỗ xe chính trị bắt đầu chuyển hướng và chính phủ bắt đầu tập hợp các nguồn lực để hỗ trợ", ông Charles nói.

Ông Charles cũng nhận thấy rằng, khi dịch mới bùng phát, hầu hết thông điệp tuyên truyền về Ebola chỉ tập trung trên các phương tiện truyền thông chính thống, kể cả truyền hình và đài phát thanh, nên chúng chủ yếu tiếp cận tầng lớp trung và thượng lưu của đất nước. Trong khi đó, tại Sierra Leone, nhiều người dân sống trong các cộng đồng nghèo khổ và về cơ bản hầu như không được tiếp cận đài, tivi hay Internet.

Vì lí do trên, trong các tháng vừa qua, ông Charles và các cộng sự đã cố gắng đi tới mọi hang cùng, ngõ hẻm để tuyên truyền về Ebola. Họ thậm chí đã phát loa phóng thanh cho các tình nguyện viên tại các cộng đồng để giúp mọi người dân có thể hiểu rõ căn bệnh quái ác. Tất nhiên, thông điệp đến quá trễ và Ebola hiện đã tấn công hầu như mọi quận, huyện ở Sierra Leone.

bệnh Ebola, virus Ebola, nguyên nhân, thế giới, bất lực, Tây Phi, mất kiểm soát
Tỉ lệ người trưởng thành biết chữ ở các nước trên thế giới. Ảnh: UNESCO

2. Các nước bị ảnh hưởng có tỉ lệ biết chữ thấp nhất thế giới

Chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chăm sóc y tế diễn ra không hề dễ dàng ở những nơi người dân không biết chữ và không thể đọc được. Khi nhìn vào bản đồ ở trên, bạn sẽ thấy, các nước hiện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Ebola - Guinea, Liberia và Sierra Leone (được khoanh vòng tròn xanh lục) cũng là những quốc gia có tỉ lệ biết chữ thấp nhất trên thế giới.

3. Nhiễu loạn đồn đại về Ebola

Tỉ lệ biết chữ thấp, việc ít tiếp cận với các thông tin y tế chính thống và chiến dịch tuyên truyền chậm trễ chỉ nhen nhóm vô số lời đồn đại về Ebola. Hiện vẫn chưa có cách chữa trị Ebola nào được chứng thực, nhưng các lời dối trá về cách điều trị căn bệnh nan y đã lan truyền rất nhanh. Một lầm tưởng vẫn còn dai dẳng là, nước nóng và muối có thể ngăn chặn Ebola. Số khác lại quả quyết, phương pháp chữa bệnh bằng cầu kinh hay sôcôla nóng, cà phê và hành sống tiêu diệt được virus. Phep vi lượng đồng căn thậm chí cũng được cho là có tác dụng loại bỏ mầm bệnh chết người.

Ở Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã khuyến cáo người dân phải cảnh giác với các cách chữa trị Ebola của "lang băm". Trong khi đó, các quan chức phụ trách y tế của châu Phi đã sáng tạo ra một cách độc đáo để lật tẩy những lời đồn thổi lừa dối. Bài hát nhạc dance có tựa đề "Ebola in Town" mới ra đời đã ngay lập tức thu hút sự chú ý. Nội dung bài hát đề cập trực tiếp về cách tránh bệnh: "Ebola, Ebola đang ở trong thành phố. Đừng chạm vào bạn của bạn! Không hôn, không ăn thứ gì đó. Việc ấy rất nguy hiểm!".

bệnh Ebola, virus Ebola, nguyên nhân, thế giới, bất lực, Tây Phi, mất kiểm soát

Một đám đông biểu tình đã tập kích một trung tâm cách ly Ebola ở khu ổ chuột West Point tại ngoại ô thủ đô Monrovia, Liberia hôm 16/8 và la lớn khẩu hiệu "Không có Ebola". Ảnh: Word Press

Ở Lagos, Nigeria, chính quyền địa phương đã phải nhờ cậy tới một "nhà kiểm soát lời đồn đại" nhằm phát động cuộc chiến chống lại việc truyền tin sai lệch đang diễn ra. "Bản thân các lời đồn đại thực sự có thể gây ra nhiều tổn hại", Jide Idris - ủy viên phụ trách y tế trong hội đồng bang Lagos, nhấn mạnh.

Và ông Idris có lí do để lo lắng. Một số nhà quan sát nói rằng, nếu bệnh Ebola khởi phát ở Lagos, thành phố đông dân nhất châu Phi với 22 triệu cư dân, nó có thể ngay lập tức biến thành một cuộc khủng hoảng khắp thế giới.

... Còn tiếp ...

Tuấn Anh (Theo Vox)


Nguồn tin: Vietnamnet

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 545
  • Tháng hiện tại: 115546
  • Tổng lượt truy cập: 24402277