Sinh viên vô tư đạo văn

Đăng lúc: Thứ sáu - 29/05/2015 23:42 - Người đăng bài viết: admin
84% sinh viên từng trích dẫn nguyên bản bài viết của tác giả khác mà không trích nguồn và xem đó là điều bình thường.
ong-Le-Trung-Hieu-2637-1432884173.jpg

Ông Lê Trung Hiếu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Duy

Phát biểu tại hội nghị liêm chính học thuật lần 1 tại Đại học Hoa Sen sáng 29/5, ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Duy Tân Đà Nẵng) cho biết, sinh viên hiện nay rất thiếu hiểu biết về việc trích dẫn tài liệu của người khác.

Đại học Duy Tân đã khảo sát hơn 2.000 tân sinh viên nhập học năm 2014, kết quả 84% từng chép từ nửa trang A4 trở lên ở trong sách tham khảo, giáo trình, trên Internet… mà không ghi nguồn. Lý do là không biết phương pháp trích dẫn (36%), áp lực tiến độ thực hiện (21%), không thể viết hay hơn (15%), không nhớ tác giả là ai (12%), không quan tâm (9%)... 

84-sinh-vien-da-tung-trich-dan-9217-7821

84% sinh viên từng chép tài liệu nhưng không ghi nguồn.

“Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là cách dạy và học trong trường phổ thông hiện nay còn thiên về đọc chép. Học sinh làm văn phải giống văn mẫu mà cô giáo cho, nếu không sẽ bị điểm thấp. Cuối cùng, chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ biết vâng lời. Đó là thất bại. Muốn thay đổi việc này thì phải trung thực trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy”, ông Hiếu nói.

Ông Phạm Quốc Lộc, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen mang đến hội nghị hai câu chuyện mà ông từng chứng kiến. Chuyện thứ nhất là gặp mặt sinh viên tại một quán cà phê để bàn về việc chống đạo văn. Lúc đó, giảng viên của trường đông hơn sinh viên. Sinh viên cảm thấy bối rối và hỏi tại sao phải chống đạo văn khi đó là một cách học từ nhỏ. Các bạn sẽ được gì khi chống đạo văn?

Câu chuyện thứ hai là họp sinh viên để bàn kế hoạch tổ chức cuộc thi kêu gọi chống đạo văn nhưng các bạn trẻ không hiểu thế nào là đạo văn. Cuộc họp trở thành cuộc tranh luận về đạo văn. Từ đó, trường phải ngưng việc tổ chức cuộc thi và lên kế hoạch nâng cao nhận thức về liêm chính, hiểu biết về trích dẫn…

Cac-nguyen-nhan-dao-van-6487-1432884173.

Các nguyên nhân khiến sinh viên đạo văn.

“Đạo văn không phải là vấn đề văn hóa thuần túy mà phải hiểu nó như một đặc thù của Việt Nam. Hệ quả lâu dài của nó là do cách giáo dục trong trường phổ thông nhưng chúng ta có thể thay đổi được bằng giáo dục khi chấn chỉnh nó ở bậc đại học”, ông Lộc nói.

Để hạn chế tình trạng này, Đại học Duy Tân đã giảm bớt việc thi tự luận, đưa việc chống đạo văn vào chương trình đào tạo, xây dựng phần mềm chống đạo văn. Còn Đại học Hoa Sen đã thành lập câu lạc bộ Face với hỗ trợ về chuyên môn và tài chính từ Towards Transparency. Trường đã thành lập Ban Liêm chính học thuật, mua quyền sử dụng phần mềm chống đạo văn Turnitin.

Nguyễn Duy


Nguồn tin: VNExpress

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 92
  • Khách viếng thăm: 23
  • Máy chủ tìm kiếm: 69
  • Hôm nay: 469
  • Tháng hiện tại: 108722
  • Tổng lượt truy cập: 24395453