ORCID giúp mở và minh bạch những gì?

Đăng lúc: Thứ tư - 30/08/2023 11:02 - Người đăng bài viết: admin
Trong thời đại của khoa học mở, các thông tin về công trình khoa học, năng lực khoa học của một nhà nghiên cứu cũng phải mở. Đó là lý do dẫn đến sự tồn tại của Hồ sơ Tính mở và cụ thể hơn là ORCID, nơi cụ thể hóa các yếu tố thành phần của nó.


Thực chất Hồ sơ Tính mở (Openness Profile)là một tài nguyên số tồn tại ở một nơi duy nhất để người truy cập có thể tra cứu được các kết quả đầu ra và các hoạt động của người đóng góp cho nghiên cứu hỗ trợ cho tính mở… Lâu nay, chúng ta biết rằng, thông tin về các công trình khoa học của nhà nghiên cứu chính là một trong những thước đo đánh giá năng lực quan trọng nhất của họ. Ở góc độ quản lý, người ta cần những thông tin đó trước khi ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới thăng tiến sự nghiệp, lương bổng và/hoặc việc tiếp tục giành được các tài trợ nghiên cứu trong tương lai của nhà nghiên cứu.

Với chính nhà nghiên cứu, việc sử dụng ‘Hồ sơ tính mở1 có thể giúp họ quản lý tốt hơn các công trình khoa học cũng như giảm nhẹ được gánh nặng báo cáo theo cách thức “nhập liệu vào một lần, sử dụng lại nhiều lần”. Để làm tốt được nhiệm vụ này, ‘Hồ sơ tính mở’ cần bao hàm những nội dung có cấu trúc với các mã nhận diện thường trực – PID (Persistent IDentifier) liên quan tới việc nhập thông tin cho các công trình ‘Works’ trong ORCID: (1) Chi tiết về tác phẩm; (2) Trích dẫn; (3) Các loại mã nhận diện thường trực (PID); (4) Những người đóng góp, ví dụ, các đồng tác giả; (5) Các thông tin khác; và (6) Khả năng nhìn thấy đối với mọi thông tin được cung cấp. 

Việc giới thiệu sáu mẫu dạng thông tin liên quan đến từng trường thông tin này, đi kèm với giải thích và/hoặc ví dụ, sẽ giúp các nhà nghiên cứu mới làm quen với ORCID có thể nhập thông tin liên quan tới các công trình một cách chính xác, tránh nhầm lẫn. Dưới đây liệt kê thông tin từng hạng mục tác phẩm trong ORCID theo cả sáu mẫu dạng với cả phần tiếng Anh của từng trường thông tin và phần tiếng Việt tương ứng của nó:

Title – Tiêu đề:* Tiêu đề của công trình

– Subtitle – Tiêu đề phụ: Tiêu đề phụ của công trình (nếu có)

– Translated-title – Tiêu đề đã dịch: Tiêu đề công trình xuất hiện dưới ngôn ngữ khác, ngôn ngữ của tiêu đề đã dịch được ghi lại dưới dạng một thuộc tính. Ví dụ, nếu công trình của bạn là kết quả từ việc dịch một tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thì tiêu đề nhập vào trường này là tiêu đề bằng tiếng Anh của tài liệu gốc.

– Journal-title – Tiêu đề tạp chí: Tên của một tệp thông tin lớn hơn mà công trình được đăng trong đó, chẳng hạn như tên một tạp chí cho các bài báo đăng trong đó hoặc tên của cuốn sách cho các chương sách. Ví dụ, nếu bài viết của bạn được đăng trên tạp chí ‘Tia Sáng’ thì tiêu đề nhập vào trường này là ‘Tia Sáng’.

– Short-description – Mô tả ngắn gọn: Mô tả ngắn gọn hoặc tóm tắt công trình.

 Citation-type – Dạng trích dẫn:Định dạng trích dẫn được cung cấp. Trường thông tin này trong ORCID được chọn từ một danh sách có sẵn liệt kê các giá trị (các định dạng trích dẫn) sau: APA, BIBTEX, CHICAGO, HARVARD, IEEE, MLA, RIS, UNSPECIFIED, VANCOUVER. Hãy chọn định dạng phù hợp với công trình của bạn.

– Citation-value – Giá trị của trích dẫn:Các nội dung của trích dẫn.

– Work-type – Dạng tác phẩm: Dạng đối tượng của công trình. Trường này phải được chọn từ danh sách các dạng công trình được ORCID hỗ trợ, được phân thành bốn chủng loại được liệt kê bên dưới đây. Một vài trong số các hạng mục được liệt kê ở cả bốn chủng loại bên dưới chỉ sẵn sàng với giao diện lập trình ứng dụng – API (Application Programming Interface) phiên bản 3.0+; và từng hạng mục đều có mô tả chi tiết đi kèm với việc giải nghĩa các từ ngữ của từng hạng mục đó trong bài viết ‘Các dạng công trình nào ORCID hỗ trợ2:

Publications – Các ấn bản: sách; chương sách; bản bình duyệt sách; mục từ trong từ điển; luận án; luận văn; mục đầu vào của bách khoa toàn thư; sách được biên soạn; bài báo trên tạp chí; vấn đề trên tạp chí; bài báo theo chủ đề được xuất bản định kỳ trên tạp chí; sách hướng dẫn; tài nguyên trên trực tuyến; bài báo dạng thư tin; bài báo dạng tin tức; preprint (bài báo chưa được bình duyệt); báo cáo; bài bình duyệt; công cụ nghiên cứu; ấn phẩm của sinh viên được giám sát; bài kiểm tra; bản dịch; website; tài liệu làm việc.

Conference – Hội nghị: bản tóm tắt hội nghị; tài liệu của hội nghị; áp phích của hội nghị.

Intellectual Property – Sở hữu trí tuệ: các tiết lộ phát minh; giấy phép các thỏa thuận hợp đồng; bằng sáng chế; bản quyền được đăng ký; thương hiệu và/hoặc nhãn hiệu các loại.

Other – Khác: chú thích; biểu diễn nghệ thuật; kế hoạch quản lý dữ liệu; tập hợp dữ liệu; phát minh; bài giảng và/hoặc diễn thuyết; đối tượng vật lý; kỹ thuật nghiên cứu; phần mềm; công ty spin-off; chính sách và tiêu chuẩn; tiêu chuẩn kỹ thuật; khác.

– Publication date – Ngày xuất bản: Ngày tác phẩm được xuất bản. Được khuyến nghị ngày xuất bản sớm nhất được sử dụng.

– External-id-type – Dạng mã nhận diện bên ngoài:Dạng mã nhận diện. Trường này phải được chọn từ danh sách vài chục mã nhận diện tác phẩm được ORCID hỗ trợ (xem Hình 1). Các trường cho từng mã nhận diện được chọn gồm:

External-id-value – Giá trị của mã nhận diện bên ngoài:Bản thân mã nhận diện đó. Ví dụ, giá trị DOI: 10.5281/zenodo.8220447. Khi bạn nhập giá trị DOI này vào ORCID, ORCID sẽ tự động tìm ra địa chỉ web (URL) là phân giải của mã nhận diện đó, như ngay dưới đây.

External-id-url – Địa chỉ web (URL) của mã nhận diện ngoài: Địa chỉ URL mã nhận diện đó phân giải tham chiếu tới. Ví dụ: https://zenodo.org/record/8220447

+ External-id-relationship – Mối quan hệ với các mã nhận diện bên ngoài: Có các dạng sau: (1) Mã nhận diện cho toàn bộ hồ sơ của công trình (Self), một công trình phải có một mã nhận diện dạng Self này; (2) Mã nhận diện công trình là một phần của bộ sưu tập lớn hơn (Part-of); (3) Mã nhận diện là một trong các phiên bản của một công trình (Version-of); và (4) Mã nhận diện áp dụng cho việc cấp vốn cho tác phẩm sẽ được thiết lập như là dạng ‘Được cấp vốn bởi’ (Funded by).

Hình 1. ORCID hỗ trợ vài chục dạng mã nhận diện thường trực (PID), bao gồm DOI.

– Work-url – Địa chỉ web URL của công trình: Một URL liên kết tới tác phẩm đó.

– Work-contributors – Những người đóng góp cho công trình: Thông tin về các cá nhân đã sáng tạo ra tác phẩm đó, ví dụ như trong trường hợp công trình có các đồng tác giả. Thông tin này thường đi kèm với các dạng vai trò khác nhau của những người đóng góp:

Hình 2. Các dạng vai trò của người đóng góp được ORCID hỗ trợ

– Language-code – Mã ngôn ngữ: Ngôn ngữ được sử dụng để mô tả tác phẩm trong các trường trước đó.

– Country – Quốc gia: Quốc gia nơi tác phẩm đã được xuất bản hoặc nơi có liên quan tới tác phẩm

Lưu ý: dấu sao * ngụ ý các trường phải có thông tin

Riêng với khả năng nhìn thấy đối với mọi thông tin được cung cấp, người sử dụng có thể lựa chọn một trong ba lựa chọn sau đây cho từng công trình: (1) ‘Everyone’ để bất kỳ ai cũng nhìn thấy; (2) ‘Trusted parties’ để chỉ những người bạn cho phép mới nhìn thấy được; và (3) ‘Only me’ nếu bạn muốn chỉ một mình bạn nhìn thấy. Một khi bạn lựa chọn ‘Everyone’ thì bất kỳ ai cũng nhìn thấy thông tin (các) công trình của bạn theo đường liên kết tới hồ sơ công khai (Public Record) của bạn, chứ không phải ở màn hình dành cho bạn với vai trò là quản trị tài khoản ORCID.

Hình 3. Ví dụ các thông tin về công trình bất kỳ ai cũng nhìn thấy

Các nội dung nêu ở trên cho thấy, bản thân ORCID đứng một mình đã có khả năng trực tiếp quản lý rất nhiều các dạng kết quả đầu ra nghiên cứu và nhiều thông tin liên quan tới chúng ở dạng một công trình mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng để hệ thống và quản lý các nghiên cứu của mình. Ngoài ra, các thông tin liên quan tới công trình còn có thể được ORCID gián tiếp quản lý sẽ còn phong phú hơn khi ORCID tích hợp với mã nhận diện đối tượng số DOI để tạo nên một ‘Hồ sơ tính mở’, khi mà các thông tin về công trình được bổ sung thêm từ ứng dụng bên ngoài, chẳng hạn như, Zenodo1. Và các thông tin liên quan tới công trình sẽ còn phong phú hơn nhiều, nếu trong tương lai, ‘Hồ sơ tính mở’ không chỉ có sự tích hợp giữa ORCID với DOI, mà còn với nhiều mã nhận diện thường trực khác như OrgID/ROR dành cho các tổ chức, GrantID dành cho các trợ cấp nghiên cứu và/hoặc các mã nhận diện thường trực khác.

Hình 4. Các dạng nội dung thông tin của nhà nghiên cứu ORCID có thể quản lý

Đó là chưa kể tới các dạng nội dung thông tin khác có liên quan tới các hoạt động của nhà nghiên cứu ngoài dạng công trình (Works) mà ORCID có khả năng trực tiếp quản lý, chẳng hạn như: (1) Việc làm – Employment; (2) Giáo dục và trình độ – Education and qualifications; (3) Các hoạt động nghề nghiệp – Professional activities; (4) Cấp vốn – Funding; và nhiều thông tin liên quan khác.

Cuối cùng, và là quan trọng nhất, để nhập thông tin vào bản ghi/hồ sơ ORCID của bạn được đúng và chính xác với các từ gợi ý ngắn gọn cho từng hạng mục trong bốn chủng loại thuộc về dạng tác phẩm (Work-type) là kết quả nghiên cứu của bạn, bạn nhất định cần tham khảo bài viết ‘Các dạng công trình nào được ORCID hỗ trợ’’2 để hiểu rõ về chúng qua các nội dung giải thích rõ ràng các từ gợi ý ngắn gọn đó.□

Các chú giải

1Lê Trung Nghĩa (2023): Hồ sơ Tính mở – Nhân tố không thể thiếu của Khoa học Mở: https://zenodo.org/record/8220447

2. Rob Blackburn, November 14, 2022: What work types does ORCID support?: https://info.orcid.org/ufaqs/what-work-types-does-orcid-support/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/cac-dang-tac-pham-nao-orcid-ho-tro-997.html

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

ORCID: https://orcid.org/0009-0007-7683-770

Tác giả bài viết: Lê Trung Nghĩa
Nguồn tin: Tia Sáng

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

khoa học

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 21
  • Hôm nay: 3214
  • Tháng hiện tại: 3214
  • Tổng lượt truy cập: 24417870