Nhớ nhà văn Nguyên Hồng, người bạn học tuổi thơ

Đăng lúc: Chủ nhật - 18/06/2017 08:32 - Người đăng bài viết: admin
Kỷ niệm về Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982) trích từ hồi ký của cố GS. NGND Đào Văn Tiến (1920-1995).

 

Nhà văn Nguyên Hồng. Nguồn ảnh: CAND.

Trong các bạn học tiểu học của tôi ở Nam Định, có vài người vì lẽ nào đó đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tôi, nhà văn Nguyên Hồng là một trong số đó. Chính anh Nguyên Hồng đã huấn luyện tôi cách chơi một số trò chơi của trẻ con thời bấy giờ như đánh cù, đánh bi, đánh đáo, bắn súng cao su… Trong những trò này thường tôi rất vụng tay, có lẽ vì không có nhiều thì giờ luyện tập như Hồng, nổi danh là con người của đường phố. Mỗi lúc có dịp tôi được chơi trò với anh, anh tỏ ra “hào hiệp” lạ lùng, điều ít thấy ở các bạn khác.

Nhớ có lần chơi đánh bi hòm, lâu quá nên tôi đã quên mất cách thức chơi, tôi chỉ nhớ là chơi trò này phải chơi theo cặp “vợ chồng” để tương trợ nhau và mỗi trận bi hòm có hai cặp chơi. Lúc đó, cặp của tôi đang thua đậm và tôi đã mất gần nửa túi bi thì Nguyên Hồng tới. Anh hỏi qua tình hình rồi lập tức tuyên bố “Tớ phải cứu thằng Đào, nó đánh kém lắm, chỉ ghép được với tớ thôi, ai ghép với ai chứ ghép với nó là dễ phá sản” và anh thay ngay chỗ bạn cặp với tôi. Chỉ trong thời gian ngắn với tài bắn bi “bách phát bách trúng” – có thể nói như vậy – anh dần dần nâng được số bi trong túi của tôi lên như cũ. Lúc ấy, anh mới bỏ đi chỗ khác. Một bận khác, được về sớm, anh rủ tôi đi bắn sấu bằng súng cao su. Tôi sốt sắng theo anh để học nghề. Anh bắn cứ mỗi viên sỏi là một quả không sai phát nào, tôi chỉ làm chân lượm sỏi và quả cho anh. Sau đó, anh nói: “Thôi, bắn thế này lâu quá, để tớ trèo lên cây lấy cho nhanh”, rồi vứt cái mũ phớt cho tôi: “Cậu đựng sấu vào cái này”. Anh nhanh nhẹn như con khỉ, trèo lên cây, chuyền cành, vặt quả, quả rơi lộp bộp xuống đất, tôi nhặt không kịp… Một lúc sau anh tụt xuống, lấy sấu ở mũ chia làm hai phần, cho tôi một phần rồi anh lẩm bẩm: “Chỗ này cũng được hai, ba bữa canh đây”. Tôi hơi băn khoăn khi nghĩ rằng đám quả sấu này thường chỉ là đồ ăn dầm đường cho chị em tôi ăn chơi, thế mà đối với Nguyên Hồng lại là nguồn thực phẩm cho gia đình, chắc nhà bạn tôi nghèo lắm.

Ngày khác, có dịp ghé chơi nhà Hồng, tôi thấy đúng thật. Căn nhà ba gian đồ đạc không có gì, gian giữa đặt cái giường trước một cái rương, một chái là để đồ bếp núc, một chái là để hàng khô của bà cụ. Thủa nhỏ ở Nam Định, Nguyên Hồng sống ở nhà với bà. Cả nhà chỉ có cái rương sách là quí, có đủ các thứ truyện: truyện biên soạn, biên dịch. Từ “Nam hải dị nhân” của Nguyễn Đỗ Mục tới “Phong thần” của Trung Quốc và “Ba người ngự lâm pháo thủ” bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi nhớ hồi đó đã được đọc bộ “Phong thần” (4 tập) do Hồng cho mượn…

Hồng là người năng động, chân tay ít khi để im, nhưng cũng có lúc tôi thấy anh trầm ngâm suy nghĩ gì không biết. Tôi nhớ có lúc hai đứa cùng lang thang dưới hàng cây phố Gốc Ngái một buổi nào đó, Hồng đang nghĩ chuyện gì chợt bảo tôi: Mình kể cho Đào chuyện này nhé “Hai em bé bỏ pháo vào ống nứa rồi đốt, ống nứa nổ toác làm hai mảnh, hai em giành nhau một máng nứa, em nào cũng nắm chặt máng lôi về phía mình… Đào có hình dung được cảnh này không? Có đáng rùng mình không?”.Vào một buổi khác Hồng lại hỏi: “Đào nghĩ thế nào khi thấy mình đang ngủ thì bị một kẻ vành mí ra lấy dao cạo, cứa vào người… Có đáng sợ không?”.Tôi đã hơi ngạc nhiên là bạn mình có trí tưởng tượng lạ kỳ, hình dung được những cảnh gây cảm xúc mạnh mẽ nhất. Không biết đây có phải là một thiên tính giúp anh trở thành nhà văn xuất sắc sau này?

Một buổi tối mùa hè, chúng tôi đi dọc đê sông Vị tới men bờ sông. Gió sông mát rượi, hai đứa đi tới nhà thủy tạ Et-tan-cát xem một lúc rồi quay về. Nửa đường, Hồng rủ tôi lên nằm nghỉ trên đê. Trải tờ báo ra, chúng tôi nằm ngửa lên tờ báo đầu quay vào nhau, bắt chân chữ ngũ và ngắm sao… Hồng nói: “Mình có cái thú đếm sao trên trời. Sảng khoái lắm, có bao nhiêu điều mở rộng trí tưởng tượng của ta… Đây là mũ Thần Nông, vị thần của nông nghiệp… đây là con vịt, mỏ nó dài, ngôi sao sáng nhất là mắt… đây là cái gầu tát nước… Toàn bộ cảnh nhà nông được phác họa ở trên trời… Rồi xa kia còn cái gì nữa? Đào có thấy không?”, “Trên trời có bao nhiêu điều ta chưa biết”. Nguyên Hồng cứ cất giọng đều đều nói với tôi nhưng anh cũng đồng thời nói với mình. Nghe cái giọng như ru ngủ, để mặc cho trí tưởng tượng bay bổng, gió mát bờ sông giải nhiệt, tôi và sau đó, bạn tôi đã thiu thiu một giấc ngon lành. Khi tỉnh dậy đã khoảng hơn 10 giờ rưỡi khuya.

Trên đường về, chúng tôi tiếp tục trao đổi về vốn hiểu biết. Hồng đọc nhiều hơn tôi và đủ các loại truyện, nên anh biết nhiều hơn tôi, nhất là những điều không dạy ở nhà trường. Tôi cho rằng chính vốn kiến thức phong phú ngoài nhà trường và khả năng tưởng tượng tuyệt vời đã giúp anh trở thành nhà văn nổi tiếng về tâm lý xã hội sau này.

Tôi nhớ một dịp trong năm 1932, Nguyên Hồng và tôi đều ở lứa tuổi 12-13, đang học ở trường tiểu học Gốc Ngái, lớp nhì. Lúc đó là buổi học sáng, một ngày thứ hai. Thầy giáo Tôn vào lớp. Chúng tôi đứng phắt dậy, im lặng. Như thường lệ, thầy treo mũ phớt lên mắc áo, vẫy tay cho phép ngồi, rồi chậm rãi ngồi vào bàn, từ tốn giở sổ điểm danh. Thầy rất nghiêm, chúng tôi đứa nào cũng sợ. Bỗng thầy cất tiếng: “Nguyên Hồng, lên bảng”. Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau: Chắc có sự cố gì đây, bình thường vào lớp là thầy kêu bạn trực nhật lớp cáo cáo về học sinh vắng mặt, sau đó mới gọi trò kiểm tra. Hồng rời chỗ đi chậm lên bảng, chắc cũng hoang mang không kém.

   - Anh có biết tội gì không? – Thầy nói xong bước xuống bục, lấy chiếc thước kẻ treo ở tường, đặt xuống bàn.
   - Thưa thầy, con chưa rõ – Nguyên Hồng mặt tái xanh, ấp úng trả lời.
   - Tối hôm qua, anh đi chơi đâu gần nửa đêm mới về, bà anh phải thức chờ cửa. Về nhà, cụ mắng, anh còn nói hỗn. Đang đêm cụ phải tới nhà tôi mách tội anh.
   - Thưa thầy con biết tội rồi – Nguyên Hồng rơm rớm nước mắt, không biết do hối hận hay sợ đòn.
   - Thế thì nằm xuống đây.

Hồng ngoan ngoãn nằm xuống bục. Vút vút tiếng thước kẻ quất, vừa đánh thầy vừa nhắc: “Từ rầy, đừng có hỗn với người trên nhé”. Hồng vừa xoa mông, vừa van vỉ: “Xin thầy tha cho, từ sau con không dám thế”. Cả lớp xanh mặt, nín thở mỗi khi sau tiếng vút, thấy bạn mình quằn quại trên bục – Hồng nổi tiếng là tay rạn đòn, thế mà – tôi đã như bừng tỉnh khi thấy thầy ngừng roi và nói: “Thôi tha, cho, đứng dạy”. Hồng lóp ngóp dạy, chắp tay, nhìn thầy, mặt đẫm nước mắt. Nhìn một lúc, thầy dịu giọng hỏi:

   - Anh dự định sau này làm gì, mà không chăm học, chỉ ham chơi?
   - Thưa thầy, con dự định làm nghề viết văn ạ.

Hồng gãi đầu, lúng túng trả lời. Cả lớp nhìn nhau xôn xao, đâu đó có tiếng cười khúc khích. Thầy cũng cười:

   - Hừ, cái ngữ anh có thể chỉ viết văn là giỏi.

Chắc thầy đã nghĩ đến nhiều bài văn của Hồng được chấm điểm cao và thỉnh thoảng bình cho cả lớp nghe – ngừng một lúc, thầy nói thêm:

   - Làm gì, thì lúc còn trẻ cũng phải học hành cẩn thận, làm văn cũng phải có học, có học mới có vốn mà viết. Thôi về chỗ.

Năm 1960, chúng tôi tình cờ đã gặp lại nhau ở đường Trần Hưng Đạo, gần trụ sở hội nhà văn Việt Nam. Nguyên Hồng ôm chầm lấy tôi, hồ hởi:

   - Ôi, Đào, Đào… Chúng mình xa nhau mấy chục năm trời rồi nhỉ… mới ngày nào… Đào có biết nhà thầy Tôn ở đâu không?
    Mình có biết, vì con gái thầy đang làm việc ở chỗ vợ mình.
   - Ồ, hay quá, hay quá. Lúc nào – có lẽ Tết này – mình sẽ đến thăm thầy, mình sẽ biếu thầy quyển tiểu thuyết của mình mới tái bản. Mình sẽ thưa lại với thầy rằng, mình luôn tâm niệm lời căn dặn của thầy sau trận đòn năm ấy và lời thầy đã trở thành tiên tri. Quả là mình đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một số tác phẩm không đến nỗi tồi. Hồng nắm tay tôi rung rung: “Cảm ơn thầy giáo, cảm ơn các bạn năm xưa đã rộng lượng, cổ vũ mình nhiều…”

Khi tôi viết những dòng hồi ký này, bạn tôi đã đi xa vĩnh viễn vào quá khứ, nhưng những kỷ niệm thời thơ ấu tuổi học trò vẫn sống động mãi trong tôi.

 

Nhà văn Nguyên Hồng. Nguồn ảnh: CAND.

Trong các bạn học tiểu học của tôi ở Nam Định, có vài người vì lẽ nào đó đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tôi, nhà văn Nguyên Hồng là một trong số đó. Chính anh Nguyên Hồng đã huấn luyện tôi cách chơi một số trò chơi của trẻ con thời bấy giờ như đánh cù, đánh bi, đánh đáo, bắn súng cao su… Trong những trò này thường tôi rất vụng tay, có lẽ vì không có nhiều thì giờ luyện tập như Hồng, nổi danh là con người của đường phố. Mỗi lúc có dịp tôi được chơi trò với anh, anh tỏ ra “hào hiệp” lạ lùng, điều ít thấy ở các bạn khác.

Nhớ có lần chơi đánh bi hòm, lâu quá nên tôi đã quên mất cách thức chơi, tôi chỉ nhớ là chơi trò này phải chơi theo cặp “vợ chồng” để tương trợ nhau và mỗi trận bi hòm có hai cặp chơi. Lúc đó, cặp của tôi đang thua đậm và tôi đã mất gần nửa túi bi thì Nguyên Hồng tới. Anh hỏi qua tình hình rồi lập tức tuyên bố “Tớ phải cứu thằng Đào, nó đánh kém lắm, chỉ ghép được với tớ thôi, ai ghép với ai chứ ghép với nó là dễ phá sản” và anh thay ngay chỗ bạn cặp với tôi. Chỉ trong thời gian ngắn với tài bắn bi “bách phát bách trúng” – có thể nói như vậy – anh dần dần nâng được số bi trong túi của tôi lên như cũ. Lúc ấy, anh mới bỏ đi chỗ khác. Một bận khác, được về sớm, anh rủ tôi đi bắn sấu bằng súng cao su. Tôi sốt sắng theo anh để học nghề. Anh bắn cứ mỗi viên sỏi là một quả không sai phát nào, tôi chỉ làm chân lượm sỏi và quả cho anh. Sau đó, anh nói: “Thôi, bắn thế này lâu quá, để tớ trèo lên cây lấy cho nhanh”, rồi vứt cái mũ phớt cho tôi: “Cậu đựng sấu vào cái này”. Anh nhanh nhẹn như con khỉ, trèo lên cây, chuyền cành, vặt quả, quả rơi lộp bộp xuống đất, tôi nhặt không kịp… Một lúc sau anh tụt xuống, lấy sấu ở mũ chia làm hai phần, cho tôi một phần rồi anh lẩm bẩm: “Chỗ này cũng được hai, ba bữa canh đây”. Tôi hơi băn khoăn khi nghĩ rằng đám quả sấu này thường chỉ là đồ ăn dầm đường cho chị em tôi ăn chơi, thế mà đối với Nguyên Hồng lại là nguồn thực phẩm cho gia đình, chắc nhà bạn tôi nghèo lắm.

Ngày khác, có dịp ghé chơi nhà Hồng, tôi thấy đúng thật. Căn nhà ba gian đồ đạc không có gì, gian giữa đặt cái giường trước một cái rương, một chái là để đồ bếp núc, một chái là để hàng khô của bà cụ. Thủa nhỏ ở Nam Định, Nguyên Hồng sống ở nhà với bà. Cả nhà chỉ có cái rương sách là quí, có đủ các thứ truyện: truyện biên soạn, biên dịch. Từ “Nam hải dị nhân” của Nguyễn Đỗ Mục tới “Phong thần” của Trung Quốc và “Ba người ngự lâm pháo thủ” bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi nhớ hồi đó đã được đọc bộ “Phong thần” (4 tập) do Hồng cho mượn…

Hồng là người năng động, chân tay ít khi để im, nhưng cũng có lúc tôi thấy anh trầm ngâm suy nghĩ gì không biết. Tôi nhớ có lúc hai đứa cùng lang thang dưới hàng cây phố Gốc Ngái một buổi nào đó, Hồng đang nghĩ chuyện gì chợt bảo tôi: Mình kể cho Đào chuyện này nhé “Hai em bé bỏ pháo vào ống nứa rồi đốt, ống nứa nổ toác làm hai mảnh, hai em giành nhau một máng nứa, em nào cũng nắm chặt máng lôi về phía mình… Đào có hình dung được cảnh này không? Có đáng rùng mình không?”.Vào một buổi khác Hồng lại hỏi: “Đào nghĩ thế nào khi thấy mình đang ngủ thì bị một kẻ vành mí ra lấy dao cạo, cứa vào người… Có đáng sợ không?”.Tôi đã hơi ngạc nhiên là bạn mình có trí tưởng tượng lạ kỳ, hình dung được những cảnh gây cảm xúc mạnh mẽ nhất. Không biết đây có phải là một thiên tính giúp anh trở thành nhà văn xuất sắc sau này?

Một buổi tối mùa hè, chúng tôi đi dọc đê sông Vị tới men bờ sông. Gió sông mát rượi, hai đứa đi tới nhà thủy tạ Et-tan-cát xem một lúc rồi quay về. Nửa đường, Hồng rủ tôi lên nằm nghỉ trên đê. Trải tờ báo ra, chúng tôi nằm ngửa lên tờ báo đầu quay vào nhau, bắt chân chữ ngũ và ngắm sao… Hồng nói: “Mình có cái thú đếm sao trên trời. Sảng khoái lắm, có bao nhiêu điều mở rộng trí tưởng tượng của ta… Đây là mũ Thần Nông, vị thần của nông nghiệp… đây là con vịt, mỏ nó dài, ngôi sao sáng nhất là mắt… đây là cái gầu tát nước… Toàn bộ cảnh nhà nông được phác họa ở trên trời… Rồi xa kia còn cái gì nữa? Đào có thấy không?”, “Trên trời có bao nhiêu điều ta chưa biết”. Nguyên Hồng cứ cất giọng đều đều nói với tôi nhưng anh cũng đồng thời nói với mình. Nghe cái giọng như ru ngủ, để mặc cho trí tưởng tượng bay bổng, gió mát bờ sông giải nhiệt, tôi và sau đó, bạn tôi đã thiu thiu một giấc ngon lành. Khi tỉnh dậy đã khoảng hơn 10 giờ rưỡi khuya.

Trên đường về, chúng tôi tiếp tục trao đổi về vốn hiểu biết. Hồng đọc nhiều hơn tôi và đủ các loại truyện, nên anh biết nhiều hơn tôi, nhất là những điều không dạy ở nhà trường. Tôi cho rằng chính vốn kiến thức phong phú ngoài nhà trường và khả năng tưởng tượng tuyệt vời đã giúp anh trở thành nhà văn nổi tiếng về tâm lý xã hội sau này.

Tôi nhớ một dịp trong năm 1932, Nguyên Hồng và tôi đều ở lứa tuổi 12-13, đang học ở trường tiểu học Gốc Ngái, lớp nhì. Lúc đó là buổi học sáng, một ngày thứ hai. Thầy giáo Tôn vào lớp. Chúng tôi đứng phắt dậy, im lặng. Như thường lệ, thầy treo mũ phớt lên mắc áo, vẫy tay cho phép ngồi, rồi chậm rãi ngồi vào bàn, từ tốn giở sổ điểm danh. Thầy rất nghiêm, chúng tôi đứa nào cũng sợ. Bỗng thầy cất tiếng: “Nguyên Hồng, lên bảng”. Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau: Chắc có sự cố gì đây, bình thường vào lớp là thầy kêu bạn trực nhật lớp cáo cáo về học sinh vắng mặt, sau đó mới gọi trò kiểm tra. Hồng rời chỗ đi chậm lên bảng, chắc cũng hoang mang không kém.

   - Anh có biết tội gì không? – Thầy nói xong bước xuống bục, lấy chiếc thước kẻ treo ở tường, đặt xuống bàn.
   - Thưa thầy, con chưa rõ – Nguyên Hồng mặt tái xanh, ấp úng trả lời.
   - Tối hôm qua, anh đi chơi đâu gần nửa đêm mới về, bà anh phải thức chờ cửa. Về nhà, cụ mắng, anh còn nói hỗn. Đang đêm cụ phải tới nhà tôi mách tội anh.
   - Thưa thầy con biết tội rồi – Nguyên Hồng rơm rớm nước mắt, không biết do hối hận hay sợ đòn.
   - Thế thì nằm xuống đây.

Hồng ngoan ngoãn nằm xuống bục. Vút vút tiếng thước kẻ quất, vừa đánh thầy vừa nhắc: “Từ rầy, đừng có hỗn với người trên nhé”. Hồng vừa xoa mông, vừa van vỉ: “Xin thầy tha cho, từ sau con không dám thế”. Cả lớp xanh mặt, nín thở mỗi khi sau tiếng vút, thấy bạn mình quằn quại trên bục – Hồng nổi tiếng là tay rạn đòn, thế mà – tôi đã như bừng tỉnh khi thấy thầy ngừng roi và nói: “Thôi tha, cho, đứng dạy”. Hồng lóp ngóp dạy, chắp tay, nhìn thầy, mặt đẫm nước mắt. Nhìn một lúc, thầy dịu giọng hỏi:

   - Anh dự định sau này làm gì, mà không chăm học, chỉ ham chơi?
   - Thưa thầy, con dự định làm nghề viết văn ạ.

Hồng gãi đầu, lúng túng trả lời. Cả lớp nhìn nhau xôn xao, đâu đó có tiếng cười khúc khích. Thầy cũng cười:

   - Hừ, cái ngữ anh có thể chỉ viết văn là giỏi.

Chắc thầy đã nghĩ đến nhiều bài văn của Hồng được chấm điểm cao và thỉnh thoảng bình cho cả lớp nghe – ngừng một lúc, thầy nói thêm:

   - Làm gì, thì lúc còn trẻ cũng phải học hành cẩn thận, làm văn cũng phải có học, có học mới có vốn mà viết. Thôi về chỗ.

Năm 1960, chúng tôi tình cờ đã gặp lại nhau ở đường Trần Hưng Đạo, gần trụ sở hội nhà văn Việt Nam. Nguyên Hồng ôm chầm lấy tôi, hồ hởi:

   - Ôi, Đào, Đào… Chúng mình xa nhau mấy chục năm trời rồi nhỉ… mới ngày nào… Đào có biết nhà thầy Tôn ở đâu không?
    Mình có biết, vì con gái thầy đang làm việc ở chỗ vợ mình.
   - Ồ, hay quá, hay quá. Lúc nào – có lẽ Tết này – mình sẽ đến thăm thầy, mình sẽ biếu thầy quyển tiểu thuyết của mình mới tái bản. Mình sẽ thưa lại với thầy rằng, mình luôn tâm niệm lời căn dặn của thầy sau trận đòn năm ấy và lời thầy đã trở thành tiên tri. Quả là mình đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một số tác phẩm không đến nỗi tồi. Hồng nắm tay tôi rung rung: “Cảm ơn thầy giáo, cảm ơn các bạn năm xưa đã rộng lượng, cổ vũ mình nhiều…”

Khi tôi viết những dòng hồi ký này, bạn tôi đã đi xa vĩnh viễn vào quá khứ, nhưng những kỷ niệm thời thơ ấu tuổi học trò vẫn sống động mãi trong tôi.Nhà văn Nguyên Hồng. Nguồn ảnh: CAND.

Trong các bạn học tiểu học của tôi ở Nam Định, có vài người vì lẽ nào đó đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tôi, nhà văn Nguyên Hồng là một trong số đó. Chính anh Nguyên Hồng đã huấn luyện tôi cách chơi một số trò chơi của trẻ con thời bấy giờ như đánh cù, đánh bi, đánh đáo, bắn súng cao su… Trong những trò này thường tôi rất vụng tay, có lẽ vì không có nhiều thì giờ luyện tập như Hồng, nổi danh là con người của đường phố. Mỗi lúc có dịp tôi được chơi trò với anh, anh tỏ ra “hào hiệp” lạ lùng, điều ít thấy ở các bạn khác.

Nhớ có lần chơi đánh bi hòm, lâu quá nên tôi đã quên mất cách thức chơi, tôi chỉ nhớ là chơi trò này phải chơi theo cặp “vợ chồng” để tương trợ nhau và mỗi trận bi hòm có hai cặp chơi. Lúc đó, cặp của tôi đang thua đậm và tôi đã mất gần nửa túi bi thì Nguyên Hồng tới. Anh hỏi qua tình hình rồi lập tức tuyên bố “Tớ phải cứu thằng Đào, nó đánh kém lắm, chỉ ghép được với tớ thôi, ai ghép với ai chứ ghép với nó là dễ phá sản” và anh thay ngay chỗ bạn cặp với tôi. Chỉ trong thời gian ngắn với tài bắn bi “bách phát bách trúng” – có thể nói như vậy – anh dần dần nâng được số bi trong túi của tôi lên như cũ. Lúc ấy, anh mới bỏ đi chỗ khác. Một bận khác, được về sớm, anh rủ tôi đi bắn sấu bằng súng cao su. Tôi sốt sắng theo anh để học nghề. Anh bắn cứ mỗi viên sỏi là một quả không sai phát nào, tôi chỉ làm chân lượm sỏi và quả cho anh. Sau đó, anh nói: “Thôi, bắn thế này lâu quá, để tớ trèo lên cây lấy cho nhanh”, rồi vứt cái mũ phớt cho tôi: “Cậu đựng sấu vào cái này”. Anh nhanh nhẹn như con khỉ, trèo lên cây, chuyền cành, vặt quả, quả rơi lộp bộp xuống đất, tôi nhặt không kịp… Một lúc sau anh tụt xuống, lấy sấu ở mũ chia làm hai phần, cho tôi một phần rồi anh lẩm bẩm: “Chỗ này cũng được hai, ba bữa canh đây”. Tôi hơi băn khoăn khi nghĩ rằng đám quả sấu này thường chỉ là đồ ăn dầm đường cho chị em tôi ăn chơi, thế mà đối với Nguyên Hồng lại là nguồn thực phẩm cho gia đình, chắc nhà bạn tôi nghèo lắm.

Ngày khác, có dịp ghé chơi nhà Hồng, tôi thấy đúng thật. Căn nhà ba gian đồ đạc không có gì, gian giữa đặt cái giường trước một cái rương, một chái là để đồ bếp núc, một chái là để hàng khô của bà cụ. Thủa nhỏ ở Nam Định, Nguyên Hồng sống ở nhà với bà. Cả nhà chỉ có cái rương sách là quí, có đủ các thứ truyện: truyện biên soạn, biên dịch. Từ “Nam hải dị nhân” của Nguyễn Đỗ Mục tới “Phong thần” của Trung Quốc và “Ba người ngự lâm pháo thủ” bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi nhớ hồi đó đã được đọc bộ “Phong thần” (4 tập) do Hồng cho mượn…

Hồng là người năng động, chân tay ít khi để im, nhưng cũng có lúc tôi thấy anh trầm ngâm suy nghĩ gì không biết. Tôi nhớ có lúc hai đứa cùng lang thang dưới hàng cây phố Gốc Ngái một buổi nào đó, Hồng đang nghĩ chuyện gì chợt bảo tôi: Mình kể cho Đào chuyện này nhé “Hai em bé bỏ pháo vào ống nứa rồi đốt, ống nứa nổ toác làm hai mảnh, hai em giành nhau một máng nứa, em nào cũng nắm chặt máng lôi về phía mình… Đào có hình dung được cảnh này không? Có đáng rùng mình không?”.Vào một buổi khác Hồng lại hỏi: “Đào nghĩ thế nào khi thấy mình đang ngủ thì bị một kẻ vành mí ra lấy dao cạo, cứa vào người… Có đáng sợ không?”.Tôi đã hơi ngạc nhiên là bạn mình có trí tưởng tượng lạ kỳ, hình dung được những cảnh gây cảm xúc mạnh mẽ nhất. Không biết đây có phải là một thiên tính giúp anh trở thành nhà văn xuất sắc sau này?

Một buổi tối mùa hè, chúng tôi đi dọc đê sông Vị tới men bờ sông. Gió sông mát rượi, hai đứa đi tới nhà thủy tạ Et-tan-cát xem một lúc rồi quay về. Nửa đường, Hồng rủ tôi lên nằm nghỉ trên đê. Trải tờ báo ra, chúng tôi nằm ngửa lên tờ báo đầu quay vào nhau, bắt chân chữ ngũ và ngắm sao… Hồng nói: “Mình có cái thú đếm sao trên trời. Sảng khoái lắm, có bao nhiêu điều mở rộng trí tưởng tượng của ta… Đây là mũ Thần Nông, vị thần của nông nghiệp… đây là con vịt, mỏ nó dài, ngôi sao sáng nhất là mắt… đây là cái gầu tát nước… Toàn bộ cảnh nhà nông được phác họa ở trên trời… Rồi xa kia còn cái gì nữa? Đào có thấy không?”, “Trên trời có bao nhiêu điều ta chưa biết”. Nguyên Hồng cứ cất giọng đều đều nói với tôi nhưng anh cũng đồng thời nói với mình. Nghe cái giọng như ru ngủ, để mặc cho trí tưởng tượng bay bổng, gió mát bờ sông giải nhiệt, tôi và sau đó, bạn tôi đã thiu thiu một giấc ngon lành. Khi tỉnh dậy đã khoảng hơn 10 giờ rưỡi khuya.

Trên đường về, chúng tôi tiếp tục trao đổi về vốn hiểu biết. Hồng đọc nhiều hơn tôi và đủ các loại truyện, nên anh biết nhiều hơn tôi, nhất là những điều không dạy ở nhà trường. Tôi cho rằng chính vốn kiến thức phong phú ngoài nhà trường và khả năng tưởng tượng tuyệt vời đã giúp anh trở thành nhà văn nổi tiếng về tâm lý xã hội sau này.

Tôi nhớ một dịp trong năm 1932, Nguyên Hồng và tôi đều ở lứa tuổi 12-13, đang học ở trường tiểu học Gốc Ngái, lớp nhì. Lúc đó là buổi học sáng, một ngày thứ hai. Thầy giáo Tôn vào lớp. Chúng tôi đứng phắt dậy, im lặng. Như thường lệ, thầy treo mũ phớt lên mắc áo, vẫy tay cho phép ngồi, rồi chậm rãi ngồi vào bàn, từ tốn giở sổ điểm danh. Thầy rất nghiêm, chúng tôi đứa nào cũng sợ. Bỗng thầy cất tiếng: “Nguyên Hồng, lên bảng”. Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau: Chắc có sự cố gì đây, bình thường vào lớp là thầy kêu bạn trực nhật lớp cáo cáo về học sinh vắng mặt, sau đó mới gọi trò kiểm tra. Hồng rời chỗ đi chậm lên bảng, chắc cũng hoang mang không kém.

   - Anh có biết tội gì không? – Thầy nói xong bước xuống bục, lấy chiếc thước kẻ treo ở tường, đặt xuống bàn.
   - Thưa thầy, con chưa rõ – Nguyên Hồng mặt tái xanh, ấp úng trả lời.
   - Tối hôm qua, anh đi chơi đâu gần nửa đêm mới về, bà anh phải thức chờ cửa. Về nhà, cụ mắng, anh còn nói hỗn. Đang đêm cụ phải tới nhà tôi mách tội anh.
   - Thưa thầy con biết tội rồi – Nguyên Hồng rơm rớm nước mắt, không biết do hối hận hay sợ đòn.
   - Thế thì nằm xuống đây.

Hồng ngoan ngoãn nằm xuống bục. Vút vút tiếng thước kẻ quất, vừa đánh thầy vừa nhắc: “Từ rầy, đừng có hỗn với người trên nhé”. Hồng vừa xoa mông, vừa van vỉ: “Xin thầy tha cho, từ sau con không dám thế”. Cả lớp xanh mặt, nín thở mỗi khi sau tiếng vút, thấy bạn mình quằn quại trên bục – Hồng nổi tiếng là tay rạn đòn, thế mà – tôi đã như bừng tỉnh khi thấy thầy ngừng roi và nói: “Thôi tha, cho, đứng dạy”. Hồng lóp ngóp dạy, chắp tay, nhìn thầy, mặt đẫm nước mắt. Nhìn một lúc, thầy dịu giọng hỏi:

   - Anh dự định sau này làm gì, mà không chăm học, chỉ ham chơi?
   - Thưa thầy, con dự định làm nghề viết văn ạ.

Hồng gãi đầu, lúng túng trả lời. Cả lớp nhìn nhau xôn xao, đâu đó có tiếng cười khúc khích. Thầy cũng cười:

   - Hừ, cái ngữ anh có thể chỉ viết văn là giỏi.

Chắc thầy đã nghĩ đến nhiều bài văn của Hồng được chấm điểm cao và thỉnh thoảng bình cho cả lớp nghe – ngừng một lúc, thầy nói thêm:

   - Làm gì, thì lúc còn trẻ cũng phải học hành cẩn thận, làm văn cũng phải có học, có học mới có vốn mà viết. Thôi về chỗ.

Năm 1960, chúng tôi tình cờ đã gặp lại nhau ở đường Trần Hưng Đạo, gần trụ sở hội nhà văn Việt Nam. Nguyên Hồng ôm chầm lấy tôi, hồ hởi:

   - Ôi, Đào, Đào… Chúng mình xa nhau mấy chục năm trời rồi nhỉ… mới ngày nào… Đào có biết nhà thầy Tôn ở đâu không?
    Mình có biết, vì con gái thầy đang làm việc ở chỗ vợ mình.
   - Ồ, hay quá, hay quá. Lúc nào – có lẽ Tết này – mình sẽ đến thăm thầy, mình sẽ biếu thầy quyển tiểu thuyết của mình mới tái bản. Mình sẽ thưa lại với thầy rằng, mình luôn tâm niệm lời căn dặn của thầy sau trận đòn năm ấy và lời thầy đã trở thành tiên tri. Quả là mình đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một số tác phẩm không đến nỗi tồi. Hồng nắm tay tôi rung rung: “Cảm ơn thầy giáo, cảm ơn các bạn năm xưa đã rộng lượng, cổ vũ mình nhiều…”

Khi tôi viết những dòng hồi ký này, bạn tôi đã đi xa vĩnh viễn vào quá khứ, nhưng những kỷ niệm thời thơ ấu tuổi học trò vẫn sống động mãi trong tôi.

Tác giả bài viết: Đào Văn Tiến
Nguồn tin: Tia Sáng

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin tức cập nhật

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 32
  • Khách viếng thăm: 7
  • Máy chủ tìm kiếm: 25
  • Hôm nay: 736
  • Tháng hiện tại: 44177
  • Tổng lượt truy cập: 25383833