Trí tuệ nhân tạo đối diện phẩm tính người

Đăng lúc: Thứ ba - 30/05/2023 19:20 - Người đăng bài viết: admin
Nhìn từ góc độ nghệ thuật, nếu AI đạt tới chỗ tự mình tạo ra các tác phẩm và bức tử nghệ thuật, vô hiệu hóa nghệ sĩ, thì nó sẽ dẫn tới hệ lụy nào cho nhân loại?

Bức tranh Cô gái đeo hoa tai ngọc trai tiếp tục được AI vẽ khi có người yêu cầu với câu lệnh “girl with pearl earring painting in modern clothing, anime style, futuristic background” trên ứng dụng AI Midjourney.

Ngày 2/9/2022, trên tờ New York Times, Jason Allen, người giành được giải thưởng trong một cuộc thi hội họa địa phương cho tác phẩm “Théâtre D’opéra Spatial”, do trí tuệ nhân tạo (AI) thực hiện, tuyên bố: “Nghệ thuật đã chết. Hết rồi. Trí tuệ nhân tạo đã thắng. Con người thua rồi“.

Ngày 1/5/2023, cũng một bài báo trên tờ New York Times cho biết rằng ông Geoffrey Hinton (người được gọi là Godfather -cha đỡ đầu – của trí tuệ nhân tạo vì ông đã tạo ra công nghệ trí tuệ nền tảng cho AI và dành cả đời để phát triển AI) từ bỏ Google, sau hơn một thập kỷ vào làm việc tại đây. Lý do được giải thích là để ông có thể tự do cảnh báo về những nguy hiểm do AI mang lại. Ông cũng cảm thấy hối hận về công việc của đời mình.

Kết nối hai sự kiện này vào một mối liên hệ, ta có thể nói: cái chết của nghệ thuật, sự thắng thế của AI và sự thất bại của con người, do Allen tuyên bố, là một trong những mối nguy hiểm cần được cảnh báo.

Những người bảo vệ AI, nhất là các nhà tư bản công nghệ vốn hưởng lợi nhuận khổng lồ từ AI, tìm thấy nhiều lý do để nói rằng AI hữu ích cho nghệ thuật, và nó không thay thế cho nghệ sĩ trong việc sáng tạo. Những người ca tụng AI cho rằng nó chỉ là một công cụ, và đẩy trách nhiệm cho những người sử dụng AI: người dùng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc họ sử dụng AI cho mục đích tốt hay mục đích xấu.  Những người chống lại AI, vì các nguy cơ mà nó đang và sẽ mang lại không chỉ cho nghệ thuật và giới nghệ sĩ mà cho toàn thể nhân loại, cũng tìm thấy nhiều lý do để lo ngại.

Khi AI trở nên tự trị, với hệ thống siêu phàm của chúng, điều gì đảm bảo rằng nhân loại sẽ không bị hủy diệt?

Tôi nhấn mạnh ba trong số những nỗi lo lắng của Geoffrey Hinton được đề cập trong bài báo trên New York Times: 1/ AI có thể là công cụ cho những thông tin sai lệch, và khó mà ngăn chặn những kẻ xấu sử dụng nó cho những mục đích xấu. 2/ Cuộc cạnh tranh không thể dừng lại của các gã khổng lồ công nghệ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của AI, đến mức giờ đây Hinton nhìn thấy các hệ thống trí tuệ nhân tạo có những phương diện tốt hơn não người, nó sẽ thông minh hơn con người. Và điều này khiến cho AI trở nên nguy hiểm. 3/ Hinton cũng cho rằng AI có khả năng trở nên tự trị, độc lập với con người, theo ông viễn cảnh này đang tới gần, chứ không còn xa xôi nữa.

Khi AI trở nên tự trị, với hệ thống siêu phàm của chúng, điều gì đảm bảo rằng nhân loại sẽ không bị hủy diệt?

Nhìn từ góc độ nghệ thuật, nếu AI đạt tới chỗ tự mình tạo ra các tác phẩm và bức tử nghệ thuật, vô hiệu hóa nghệ sĩ, thì nó sẽ dẫn tới hệ lụy nào cho nhân loại?

Trong bài này, khi xem xét mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và nghệ thuật, chúng tôi trình bày một số suy nghĩ tập trung xung quanh một điểm, có thể xem là một trong những điểm căn bản của xung đột giữa AI và giới nghệ sĩ: nghệ thuật có ý nghĩa gì, nghệ sĩ là ai và thế nào là tác phẩm nghệ thuật? Một lần nữa, khi đối diện với nguy cơ do AI tạo ra, phải đặt lại những câu hỏi này và suy nghĩ về chúng trong tương quan với những câu hỏi khác: một khi đủ năng lực tự trị, độc lập với con người, AI có thể trở thành nghệ sĩ không, tác phẩm do AI tạo ra có phải là nghệ thuật không?

Một hình ảnh do ứng dụng AI Stable Diffusion tạo ra.

Nghệ thuật là biểu hiện năng lực đặc biệt của con người trong việc vươn tới cái đẹp. Cái đẹp cũng đồng thời là cái chân và cái thiện. Đây là một quan niệm cắm rễ rất sâu từ trong cội nguồn triết học phương Tây cổ đại. Nghệ thuật, do vậy, là hình thức biểu đạt đầy đủ nhất và sâu sắc nhất của nhân tính. Nhân tính, được hiểu như là sự vượt thoát khỏi tự nhiên, khỏi động vật tính. Con người, theo cách nhìn nhận của Aristote, tự định vị mình ở trên động vật và ở dưới thần linh. Nó không thể trở thành thần linh, nhưng nó cũng không còn là thuần túy động vật. Nhiều thứ giúp con người đứng vào vị trí trung gian này: ngôn ngữ, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, và dĩ nhiên, cả nghệ thuật nữa. Quá trình làm người của nhân loại là quá trình nỗ lực vượt thoát khỏi động vật và vươn tới thần linh. Hamlet, trong vở kịch cùng tên của Shakespeare, diễn đạt điều này trong dòng độc thoại của chàng: “con người còn ra gì nếu đem tất cả phần tinh tuý và giá trị đời mình vào việc ăn, việc nghỉ? Chỉ là con vật, không hơn”. Rõ ràng, trong suy nghĩ của Hamlet, con người là con người bởi nó phải có những thứ gì đó khiến nó không chỉ là con vật, khiến nó cao hơn con vật.

Nietzsche không ở ngoài quan niệm này, khi viết trong cuốn “Ý chí quyền lực”: “Điều cốt yếu trong nghệ thuật, đó là nó hoàn thiện sự hiện hữu, nó tạo ra sự hoàn hảo và viên mãn. Về bản chất, nghệ thuật là sự khẳng định, sự chúc phúc và là sự thần thánh hoá đời sống“. Heidegger gắn nghệ thuật với chân lý, là thứ chỉ có con người mới tìm kiếm và theo đuổi, khi cho rằng: “Bản chất của nghệ thuật, đó là chân lý tự mình thiết định” (“Những con đường chẳng dẫn tới đâu”).

Trí tuệ nhân tạo được lập trình và huấn luyện để tổng hợp từ các dữ liệu có sẵn rồi đưa ra các mô phỏng dựa trên các mẫu được cung cấp, nó có thể tạo ra một phiên bản mới, nhưng không mới hoàn toàn vì đó chỉ là mô phỏng lại những gì đã có. Nếu gọi đó là nghệ thuật thì đúng là sẽ triệt tiêu tất cả các ý nghĩa mà nghệ thuật mang lại cho con người, như vừa trình bày trên đây. Và với việc sản xuất vật phẩm theo cách đó, AI có thể được gọi là nghệ sĩ không, và tác phẩm do AI tạo ra có phải là tác phẩm nghệ thuật không?

Để lý giải vấn đề này này, ta sẽ xem xét một trường hợp cụ thể, trường hợp hoạ sĩ Vincent Van Gogh.

Người ta có thể đặt câu hỏi là liệu tranh van Gogh có được yêu quý đến như vậy không, có đắt giá đến như vậy không, nếu ông không tự cắt tai, nếu ông không có một cuộc đời khốn khó cùng cực chỉ để tận hiến cho hội họa, nếu ông không chết vì tự tử, tức là nếu ông không có một cuộc đời khác thường đến như thế, nếu ông không có một tình yêu hội họa nồng nhiệt và sâu sắc đến như thế. Trường hợp van Gogh chứng tỏ, nghệ thuật không chỉ được định nghĩa trong phạm vi kỹ thuật và hình thức.

Nguy cơ bị mất nhân tính, trước nay, vốn được thể hiện trong nỗi lo âu về sự thống trị của tự nhiên, tức là thú tính nơi con người. Giờ đây, phẩm tính người còn bị đe dọa bởi sự thống trị của một thế lực khác: kỹ thuật và máy móc.

Tác phẩm nghệ thuật là cái mà Vincent van Gogh bộc lộ trong bức thư gửi em trai ông, Theo van Gogh, ngày 8/9/1888, khi nói về bức họa Quán cà phê đêm: “Anh đã cố gắng thể hiện những đam mê khủng khiếp của nhân loại bằng màu đỏ và màu xanh lá cây. Căn phòng có màu đỏ máu và màu vàng đậm với một bàn bi-a màu xanh lá cây ở giữa; có bốn đèn màu vàng chanh với ánh sáng màu cam và xanh lục”. Will Gompertz nhấn mạnh phương diện này của tác phẩm van Gogh khi nhận định: “Trong khi các hoạ sĩ Ấn tượng tìm cách phơi bày sự thật bằng cách vẽ những gì họ thấy với sự khách quan khắt khe, van Gogh muốn đi xa hơn và phơi bày những sự thật sâu sắc hơn về bản chất con người”1. Tác phẩm nghệ thuật, như vậy, là một thực thể mang trong nó cả đam mê khủng khiếp của nghệ sĩ, lẫn đam mê hay những cái khủng khiếp khác của nhân loại. AI có thể nào tạo ra những thực thể nghệ thuật như thế từ các kỹ thuật cóp nhặt và tổng hợp của một hệ thần kinh máy móc hoàn toàn không biết đến cảm xúc và hoàn toàn không có sự sống?

Tranh Quán cà phê đêm của van Gogh

Hãy lấy một ví dụ khác, Wassily Kandinsky, thế hệ sau van Gogh, một trong những hoạ sĩ tiên phong của trường phái trừu tượng và là một trong những hoạ sĩ quan trọng nhất của thế kỷ XX.

Cuốn sách Về cái tinh thần trong nghệ thuật của ông được công bố cuối năm 1911 được xem là văn bản diễn giải lý thuyết về hội hoạ và nghệ thuật nói chung, thực chất cuốn sách là bản tụng ca về tâm hồn con người mà Kandinsky xem là yếu tố nền tảng của nghệ thuật, là cái cốt lõi bên trong của tác phẩm. “Tâm hồn chúng ta, sau một thời kỳ vật chất chủ nghĩa kéo dài, mất niềm tin, thiếu mục tiêu, không mục đích, giờ đây bắt đầu bừng tỉnh”2. Ý tưởng này là điểm khởi đầu cho toàn bộ những gì Kandinsky viết trong cuốn sách, và dẫn tới sự kết tinh quan niệm của ông về cái đẹp trong nghệ thuật: “Cái đẹp là cái tương ứng với sự thiết yếu bên trong tâm hồn. Cái đẹp là cái đẹp ở bên trong”3.

Tâm hồn chính là từ khóa quan trọng nhất, nó xuất hiện thường xuyên, liên tục dưới ngòi bút của hoạ sĩ, bởi nó thường trực hiện diện trong suy tưởng của ông. Kandinsky cho rằng sự sống của màu sắc chính là âm vang nội tâm. Nghĩa là nếu thiếu sự cộng hưởng của nội tâm người nghệ sĩ trong tác phẩm thì màu sắc sẽ không sống được. Nghệ thuật, do vậy, không nằm ở hình thức, mà trú tại tinh thần. Cái đẹp của tác phẩm là cái đẹp tinh thần, nó chính là “cái tương ứng với sự thiết yếu bên trong tâm hồn”. Do vậy, nếu thiếu cái phần tinh thần của nghệ sĩ thì tác phẩm sẽ không thể đạt tới nghệ thuật. Ta thấy trong quan niệm này của Kandinsky một sự đề cao các giá trị tinh thần của con người. Ông gắn nghệ thuật với đời sống nội tâm và sự cao quý của tâm hồn.

Francis Bacon cũng không nghĩ khác Kandinsky. Deleuze nhận xét rằng hội hoạ của Bacon hướng tới nắm bắt các sức mạnh vốn là điều kiện cho cảm giác, cho nhục cảm, những gì tạo nên khả năng xúc động. Bất chấp các hình thể biến dạng và diễn trình trở thành động vật được tái hiện trong các bức tranh, điều mà Bacon tìm kiếm chính là sức mạnh mà Kandinsky gọi là tâm hồn. Deleuze viết: “Nhiệm vụ của hội hoạ được định nghĩa như là nỗ lực làm cho các sức mạnh vô hình trở nên hữu hình. Điều đó là hiển nhiên. Sức mạnh có quan hệ với cảm giác”4.

Ta lấy thêm một ví dụ về nghệ thuật ở Việt Nam, trường hợp Nguyễn Thái Tuấn, người họa sĩ vừa mới qua đời cách đây ít lâu. Nguyễn Thái Tuấn đã bảo tồn tâm hồn Việt bằng sáng tạo nghệ thuật của mình. Điều thoạt trông có vẻ lạ lùng, nhưng sâu xa hết sức logic, đó là: lựa chọn khuynh hướng hội họa diễn tả cái ác hay sự suy tàn, diễn tả sự phân rã của thời gian hay lịch sử, đối với Nguyễn Thái Tuấn, lại là một phương cách để nhận thức và gìn giữ tâm hồn Việt, một kiểu loại tâm hồn dễ tổn thương nhưng có khả năng tự bảo tồn dai dẳng nơi chính những mảnh vỡ nát của mọi vết thương sâu kín trong nội tâm. Hội họa của Nguyễn Thái Tuấn đã làm được điều đó, và nó khiến cho tác giả của những bức tranh xứng đáng với danh hiệu và sứ mệnh nghệ sĩ của mình. Đó là điều mà những máy móc vô hồn không làm được.

Tranh “Đợi ngày cạn gió” của họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn

Nghệ thuật, giai âm, màu sắc, ngôn từ, gỗ đá…, dù làm bằng chất liệu gì thì nghệ thuật cũng “tương ứng với sự thiết yếu bên trong tâm hồn”.

Tâm hồn lại là thứ mà AI không có.

Trong sáng tạo nghệ thuật, việc tìm tòi những cái nhìn mới, ý tưởng mới và hệ kỹ thuật mới để biểu đạt ý tưởng này là vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều công sức, nỗ lực, và đòi hỏi nghệ sĩ phải sống chính mình với tất cả các cung bậc tinh thần và xúc cảm, phải sống cho nghề của mình với tất cả mọi cực nhọc và thăng hoa của sáng tạo. Tất cả những điều này AI không có. AI sẽ thực hiện rất nhanh việc copy hay kết hợp những gì copy được. Nhưng AI không trải nghiệm, không sống những gì mà một nghệ sĩ thực sự sống trong quá trình sáng tạo. Nếu máy móc và AI trở nên tự trị, và thực sự thay thế nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật thì quả thực đó sẽ là một thảm họa đối với nhân tính, như nhiều người đang lo ngại. Điều gây kinh hoàng ở đây là: không cần phải sống, không cần nghiệm sinh, không cần xúc cảm, không cần suy tư, mà vẫn có thể tạo ra cái gọi là tác phẩm nghệ thuật.

Nhân loại thì vẫn sẽ còn tồn tại, nhưng nếu mất đi tầng lớp nghệ sĩ và mất đi nghệ thuật thì đó là sự đe dọa khủng khiếp đối với nhân tính.

Tác phẩm nghệ thuật không phải là một vật, nó là kết tinh tất cả những gì tinh túy của tài năng, sự dữ dội của cảm xúc, sự thăng hoa của nội tâm, sự hy sinh khía cạnh vật chất cho hoạt động sáng tạo, sự trả giá cho nghệ thuật, sự đau khổ, bế tắc của thân phận người, niềm hy vọng trong tận cùng tuyệt vọng, tất cả những gì van Gogh đã trải nghiệm, tức là tất cả những gì máy móc và AI không có.

Từ một góc độ khác, mối đe dọa của AI đối với con người cũng có thể trở nên trầm trọng. Con người, trong lịch sử của mình, vốn phát triển từ bầy đàn đến tình trạng cá nhân hóa để khẳng định giá trị mỗi người trong sự riêng biệt. Nhưng trong suốt quá trình này, nhiều lần, nếu không muốn nói là thường xuyên, con người bị khuôn gò vào tình trạng bầy đàn. Vì vậy, công việc của các nghệ sĩ, cũng như sản phẩm nghệ thuật của họ, là nỗ lực để vượt thoát khỏi tình trạng bầy đàn và tình trạng đồng phục, để xác lập bản sắc riêng của mình, khẳng định sự khác biệt và khẳng định giá trị của nhân vị chính trong sự khác biệt đó.

Tranh Dance của Henri Matisse

Sự đe dọa của việc sản xuất tác phẩm hàng loạt do trí tuệ nhân tạo thực hiện, xét từ khía cạnh này, cũng nằm trong sự đe dọa của tính bầy đàn và tính đồng phục, khiến cho con người bị quy thành các mẫu và đánh mất sự độc đáo của mình. Arendt đã từng phân tích điều này để nói về hậu quả của chủ nghĩa toàn trị đối với con người.

Đến đây, ta sẽ thử tìm cách phản biện những gì vừa được trình bày ở trên.

Liệu chúng ta có quá khắt khe với AI và lo sợ hão huyền hay không? Hãy nhớ lại sự phẫn nộ của giới chuyên môn hội họa khi lần đầu tiên cái bồn tiểu của Duchamp được đưa tới triển lãm. Chẳng phải cái bồn tiểu lật ngược ấy đã làm đảo lộn quan niệm về tác phẩm nghệ thuật? Một vật làm sẵn, hoàn toàn không phải là sáng tạo mới, cũng có thể trở thành tác phẩm nghệ thuật, nếu nghệ sĩ cấp cho nó một bối cảnh và ý nghĩa. Cái bồn tiểu trở thành tác phẩm nghệ thuật bởi vì Duchamp đã cấp cho nó những ý nghĩa nghệ thuật. Như vậy, lúc này ý niệm làm nên tác phẩm nghệ thuật là điều quan trọng chứ không phải là chất liệu hay bản thân vật thể. Theo cách đó mà trường phái ý niệm ra đời.

Hãy hình dung một ngày không xa, nếu ông Hinton nói đúng, AI có thể hoạt động độc lập, không cần đến sự can thiệp của con người, thì các tác phẩm do một mình AI tạo ra có tương đồng với trường hợp này hay không? Nếu ta chấp nhận cái bồn tiểu là một tác phẩm nghệ thuật, vậy tại sao không chấp nhận những gì do AI tạo ra (dù là copy hay tập hợp những yếu tố có sẵn của các nghệ sĩ) là tác phẩm nghệ thuật?

Có thể trả lời bằng chính những gì mà Duchamp bảo vệ: ý niệm nghệ thuật. Cái bồn tiểu sở dĩ trở thành tác phẩm nghệ thuật là nhờ các ý niệm hoàn toàn mới mẻ mà nghệ sĩ cấp cho nó. AI không có khả năng tạo ra các ý niệm, bản thân AI không có ý tưởng, AI được lập trình để copy lại những gì mà các nghệ sĩ đã làm. Tuy nhiên, chúng ta còn chưa biết rằng liệu các lập trình viên có đủ khả năng để tạo ra các AI có năng lực cảm xúc như con người hay không. Lúc này, AI là một cỗ máy vô cùng thông minh nhưng hoàn toàn vô hồn.

AI đặt con người vào tâm trạng bất an, lo sợ trước viễn cảnh đời sống bị máy móc xâm chiếm và thống trị, điều mà các bộ phim như The Matrix đã lột tả. Nhưng cảm giác bấp bênh về tương lai vốn không phải là một cảm giác mới lạ. Ở mỗi điểm khởi đầu của những biến đổi trong đời sống nhân loại, các nghệ sĩ đều là những người thể hiện cảm giác này trong tác phẩm của mình. Đó là những gì ta cảm nhận từ họa phẩm Tiếng thét của Munch, hoặc từ những tác phẩm của Francis Bacon trong đó các nhân dạng đang chuyển hóa thành hình dạng động vật, hoặc được trình bày trong trạng thái động vật tính của nó.

Nguy cơ bị mất nhân tính, trước nay, vốn được thể hiện trong nỗi lo âu về sự thống trị của tự nhiên, tức là thú tính nơi con người. Giờ đây, phẩm tính người còn bị đe dọa bởi sự thống trị của một thế lực khác: kỹ thuật và máy móc.

Bị kẹp giữa động vật tính và các cỗ máy vô hồn nhưng thông minh siêu việt với khả năng tạo ra đủ thứ, nhân tính lúc này thành ra mong manh hơn bao giờ hết. Và cũng chính trong tình thế mong manh này của phẩm tính người mà nghệ thuật đích thực, nghệ thuật của xúc cảm, của suy tư, của chiêm nghiệm, của yêu ghét, của hạnh phúc và đau buồn, của hy vọng và tuyệt vọng, tức là nghệ thuật của con người, của sự sống đích thực, càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.□

——

Chú thích

1 Will Compertz, Bạn đang nhìn gì vậy? – 150 năm nghệ thuật hiện đại trong nháy mắt, Tô Quỳnh dịch, Domino Books & NXB Đà Nẵng, 2020, tr. 90.

2 Kandinsky, Về cái tinh thần trong nghệ thuật, Nguỵ Hữu Tâm và Trần Vinh dịch, Domino Books & NXB Đà Nẵng, 2019, tr.32.

3 Như trên, tr.168.

4 Gilles Deleuze, Francis Bacon – Logique de la sensasion, Seuil, 2002, tr.57.

Bức tranh Cô gái đeo hoa tai ngọc trai tiếp tục được AI vẽ khi có người yêu cầu với câu lệnh “girl with pearl earring painting in modern clothing, anime style, futuristic background” trên ứng dụng AI Midjourney.

Ngày 2/9/2022, trên tờ New York Times, Jason Allen, người giành được giải thưởng trong một cuộc thi hội họa địa phương cho tác phẩm “Théâtre D’opéra Spatial”, do trí tuệ nhân tạo (AI) thực hiện, tuyên bố: “Nghệ thuật đã chết. Hết rồi. Trí tuệ nhân tạo đã thắng. Con người thua rồi“.

Ngày 1/5/2023, cũng một bài báo trên tờ New York Times cho biết rằng ông Geoffrey Hinton (người được gọi là Godfather -cha đỡ đầu – của trí tuệ nhân tạo vì ông đã tạo ra công nghệ trí tuệ nền tảng cho AI và dành cả đời để phát triển AI) từ bỏ Google, sau hơn một thập kỷ vào làm việc tại đây. Lý do được giải thích là để ông có thể tự do cảnh báo về những nguy hiểm do AI mang lại. Ông cũng cảm thấy hối hận về công việc của đời mình.

Kết nối hai sự kiện này vào một mối liên hệ, ta có thể nói: cái chết của nghệ thuật, sự thắng thế của AI và sự thất bại của con người, do Allen tuyên bố, là một trong những mối nguy hiểm cần được cảnh báo.

Những người bảo vệ AI, nhất là các nhà tư bản công nghệ vốn hưởng lợi nhuận khổng lồ từ AI, tìm thấy nhiều lý do để nói rằng AI hữu ích cho nghệ thuật, và nó không thay thế cho nghệ sĩ trong việc sáng tạo. Những người ca tụng AI cho rằng nó chỉ là một công cụ, và đẩy trách nhiệm cho những người sử dụng AI: người dùng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc họ sử dụng AI cho mục đích tốt hay mục đích xấu.  Những người chống lại AI, vì các nguy cơ mà nó đang và sẽ mang lại không chỉ cho nghệ thuật và giới nghệ sĩ mà cho toàn thể nhân loại, cũng tìm thấy nhiều lý do để lo ngại.

Khi AI trở nên tự trị, với hệ thống siêu phàm của chúng, điều gì đảm bảo rằng nhân loại sẽ không bị hủy diệt?

Tôi nhấn mạnh ba trong số những nỗi lo lắng của Geoffrey Hinton được đề cập trong bài báo trên New York Times: 1/ AI có thể là công cụ cho những thông tin sai lệch, và khó mà ngăn chặn những kẻ xấu sử dụng nó cho những mục đích xấu. 2/ Cuộc cạnh tranh không thể dừng lại của các gã khổng lồ công nghệ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của AI, đến mức giờ đây Hinton nhìn thấy các hệ thống trí tuệ nhân tạo có những phương diện tốt hơn não người, nó sẽ thông minh hơn con người. Và điều này khiến cho AI trở nên nguy hiểm. 3/ Hinton cũng cho rằng AI có khả năng trở nên tự trị, độc lập với con người, theo ông viễn cảnh này đang tới gần, chứ không còn xa xôi nữa.

Khi AI trở nên tự trị, với hệ thống siêu phàm của chúng, điều gì đảm bảo rằng nhân loại sẽ không bị hủy diệt?

Nhìn từ góc độ nghệ thuật, nếu AI đạt tới chỗ tự mình tạo ra các tác phẩm và bức tử nghệ thuật, vô hiệu hóa nghệ sĩ, thì nó sẽ dẫn tới hệ lụy nào cho nhân loại?

Trong bài này, khi xem xét mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và nghệ thuật, chúng tôi trình bày một số suy nghĩ tập trung xung quanh một điểm, có thể xem là một trong những điểm căn bản của xung đột giữa AI và giới nghệ sĩ: nghệ thuật có ý nghĩa gì, nghệ sĩ là ai và thế nào là tác phẩm nghệ thuật? Một lần nữa, khi đối diện với nguy cơ do AI tạo ra, phải đặt lại những câu hỏi này và suy nghĩ về chúng trong tương quan với những câu hỏi khác: một khi đủ năng lực tự trị, độc lập với con người, AI có thể trở thành nghệ sĩ không, tác phẩm do AI tạo ra có phải là nghệ thuật không?

Một hình ảnh do ứng dụng AI Stable Diffusion tạo ra.

Nghệ thuật là biểu hiện năng lực đặc biệt của con người trong việc vươn tới cái đẹp. Cái đẹp cũng đồng thời là cái chân và cái thiện. Đây là một quan niệm cắm rễ rất sâu từ trong cội nguồn triết học phương Tây cổ đại. Nghệ thuật, do vậy, là hình thức biểu đạt đầy đủ nhất và sâu sắc nhất của nhân tính. Nhân tính, được hiểu như là sự vượt thoát khỏi tự nhiên, khỏi động vật tính. Con người, theo cách nhìn nhận của Aristote, tự định vị mình ở trên động vật và ở dưới thần linh. Nó không thể trở thành thần linh, nhưng nó cũng không còn là thuần túy động vật. Nhiều thứ giúp con người đứng vào vị trí trung gian này: ngôn ngữ, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, và dĩ nhiên, cả nghệ thuật nữa. Quá trình làm người của nhân loại là quá trình nỗ lực vượt thoát khỏi động vật và vươn tới thần linh. Hamlet, trong vở kịch cùng tên của Shakespeare, diễn đạt điều này trong dòng độc thoại của chàng: “con người còn ra gì nếu đem tất cả phần tinh tuý và giá trị đời mình vào việc ăn, việc nghỉ? Chỉ là con vật, không hơn”. Rõ ràng, trong suy nghĩ của Hamlet, con người là con người bởi nó phải có những thứ gì đó khiến nó không chỉ là con vật, khiến nó cao hơn con vật.

Nietzsche không ở ngoài quan niệm này, khi viết trong cuốn “Ý chí quyền lực”: “Điều cốt yếu trong nghệ thuật, đó là nó hoàn thiện sự hiện hữu, nó tạo ra sự hoàn hảo và viên mãn. Về bản chất, nghệ thuật là sự khẳng định, sự chúc phúc và là sự thần thánh hoá đời sống“. Heidegger gắn nghệ thuật với chân lý, là thứ chỉ có con người mới tìm kiếm và theo đuổi, khi cho rằng: “Bản chất của nghệ thuật, đó là chân lý tự mình thiết định” (“Những con đường chẳng dẫn tới đâu”).

Trí tuệ nhân tạo được lập trình và huấn luyện để tổng hợp từ các dữ liệu có sẵn rồi đưa ra các mô phỏng dựa trên các mẫu được cung cấp, nó có thể tạo ra một phiên bản mới, nhưng không mới hoàn toàn vì đó chỉ là mô phỏng lại những gì đã có. Nếu gọi đó là nghệ thuật thì đúng là sẽ triệt tiêu tất cả các ý nghĩa mà nghệ thuật mang lại cho con người, như vừa trình bày trên đây. Và với việc sản xuất vật phẩm theo cách đó, AI có thể được gọi là nghệ sĩ không, và tác phẩm do AI tạo ra có phải là tác phẩm nghệ thuật không?

Để lý giải vấn đề này này, ta sẽ xem xét một trường hợp cụ thể, trường hợp hoạ sĩ Vincent Van Gogh.

Người ta có thể đặt câu hỏi là liệu tranh van Gogh có được yêu quý đến như vậy không, có đắt giá đến như vậy không, nếu ông không tự cắt tai, nếu ông không có một cuộc đời khốn khó cùng cực chỉ để tận hiến cho hội họa, nếu ông không chết vì tự tử, tức là nếu ông không có một cuộc đời khác thường đến như thế, nếu ông không có một tình yêu hội họa nồng nhiệt và sâu sắc đến như thế. Trường hợp van Gogh chứng tỏ, nghệ thuật không chỉ được định nghĩa trong phạm vi kỹ thuật và hình thức.

Nguy cơ bị mất nhân tính, trước nay, vốn được thể hiện trong nỗi lo âu về sự thống trị của tự nhiên, tức là thú tính nơi con người. Giờ đây, phẩm tính người còn bị đe dọa bởi sự thống trị của một thế lực khác: kỹ thuật và máy móc.

Tác phẩm nghệ thuật là cái mà Vincent van Gogh bộc lộ trong bức thư gửi em trai ông, Theo van Gogh, ngày 8/9/1888, khi nói về bức họa Quán cà phê đêm: “Anh đã cố gắng thể hiện những đam mê khủng khiếp của nhân loại bằng màu đỏ và màu xanh lá cây. Căn phòng có màu đỏ máu và màu vàng đậm với một bàn bi-a màu xanh lá cây ở giữa; có bốn đèn màu vàng chanh với ánh sáng màu cam và xanh lục”. Will Gompertz nhấn mạnh phương diện này của tác phẩm van Gogh khi nhận định: “Trong khi các hoạ sĩ Ấn tượng tìm cách phơi bày sự thật bằng cách vẽ những gì họ thấy với sự khách quan khắt khe, van Gogh muốn đi xa hơn và phơi bày những sự thật sâu sắc hơn về bản chất con người”1. Tác phẩm nghệ thuật, như vậy, là một thực thể mang trong nó cả đam mê khủng khiếp của nghệ sĩ, lẫn đam mê hay những cái khủng khiếp khác của nhân loại. AI có thể nào tạo ra những thực thể nghệ thuật như thế từ các kỹ thuật cóp nhặt và tổng hợp của một hệ thần kinh máy móc hoàn toàn không biết đến cảm xúc và hoàn toàn không có sự sống?

Tranh Quán cà phê đêm của van Gogh

Hãy lấy một ví dụ khác, Wassily Kandinsky, thế hệ sau van Gogh, một trong những hoạ sĩ tiên phong của trường phái trừu tượng và là một trong những hoạ sĩ quan trọng nhất của thế kỷ XX.

Cuốn sách Về cái tinh thần trong nghệ thuật của ông được công bố cuối năm 1911 được xem là văn bản diễn giải lý thuyết về hội hoạ và nghệ thuật nói chung, thực chất cuốn sách là bản tụng ca về tâm hồn con người mà Kandinsky xem là yếu tố nền tảng của nghệ thuật, là cái cốt lõi bên trong của tác phẩm. “Tâm hồn chúng ta, sau một thời kỳ vật chất chủ nghĩa kéo dài, mất niềm tin, thiếu mục tiêu, không mục đích, giờ đây bắt đầu bừng tỉnh”2. Ý tưởng này là điểm khởi đầu cho toàn bộ những gì Kandinsky viết trong cuốn sách, và dẫn tới sự kết tinh quan niệm của ông về cái đẹp trong nghệ thuật: “Cái đẹp là cái tương ứng với sự thiết yếu bên trong tâm hồn. Cái đẹp là cái đẹp ở bên trong”3.

Tâm hồn chính là từ khóa quan trọng nhất, nó xuất hiện thường xuyên, liên tục dưới ngòi bút của hoạ sĩ, bởi nó thường trực hiện diện trong suy tưởng của ông. Kandinsky cho rằng sự sống của màu sắc chính là âm vang nội tâm. Nghĩa là nếu thiếu sự cộng hưởng của nội tâm người nghệ sĩ trong tác phẩm thì màu sắc sẽ không sống được. Nghệ thuật, do vậy, không nằm ở hình thức, mà trú tại tinh thần. Cái đẹp của tác phẩm là cái đẹp tinh thần, nó chính là “cái tương ứng với sự thiết yếu bên trong tâm hồn”. Do vậy, nếu thiếu cái phần tinh thần của nghệ sĩ thì tác phẩm sẽ không thể đạt tới nghệ thuật. Ta thấy trong quan niệm này của Kandinsky một sự đề cao các giá trị tinh thần của con người. Ông gắn nghệ thuật với đời sống nội tâm và sự cao quý của tâm hồn.

Francis Bacon cũng không nghĩ khác Kandinsky. Deleuze nhận xét rằng hội hoạ của Bacon hướng tới nắm bắt các sức mạnh vốn là điều kiện cho cảm giác, cho nhục cảm, những gì tạo nên khả năng xúc động. Bất chấp các hình thể biến dạng và diễn trình trở thành động vật được tái hiện trong các bức tranh, điều mà Bacon tìm kiếm chính là sức mạnh mà Kandinsky gọi là tâm hồn. Deleuze viết: “Nhiệm vụ của hội hoạ được định nghĩa như là nỗ lực làm cho các sức mạnh vô hình trở nên hữu hình. Điều đó là hiển nhiên. Sức mạnh có quan hệ với cảm giác”4.

Ta lấy thêm một ví dụ về nghệ thuật ở Việt Nam, trường hợp Nguyễn Thái Tuấn, người họa sĩ vừa mới qua đời cách đây ít lâu. Nguyễn Thái Tuấn đã bảo tồn tâm hồn Việt bằng sáng tạo nghệ thuật của mình. Điều thoạt trông có vẻ lạ lùng, nhưng sâu xa hết sức logic, đó là: lựa chọn khuynh hướng hội họa diễn tả cái ác hay sự suy tàn, diễn tả sự phân rã của thời gian hay lịch sử, đối với Nguyễn Thái Tuấn, lại là một phương cách để nhận thức và gìn giữ tâm hồn Việt, một kiểu loại tâm hồn dễ tổn thương nhưng có khả năng tự bảo tồn dai dẳng nơi chính những mảnh vỡ nát của mọi vết thương sâu kín trong nội tâm. Hội họa của Nguyễn Thái Tuấn đã làm được điều đó, và nó khiến cho tác giả của những bức tranh xứng đáng với danh hiệu và sứ mệnh nghệ sĩ của mình. Đó là điều mà những máy móc vô hồn không làm được.

Tranh “Đợi ngày cạn gió” của họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn

Nghệ thuật, giai âm, màu sắc, ngôn từ, gỗ đá…, dù làm bằng chất liệu gì thì nghệ thuật cũng “tương ứng với sự thiết yếu bên trong tâm hồn”.

Tâm hồn lại là thứ mà AI không có.

Trong sáng tạo nghệ thuật, việc tìm tòi những cái nhìn mới, ý tưởng mới và hệ kỹ thuật mới để biểu đạt ý tưởng này là vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều công sức, nỗ lực, và đòi hỏi nghệ sĩ phải sống chính mình với tất cả các cung bậc tinh thần và xúc cảm, phải sống cho nghề của mình với tất cả mọi cực nhọc và thăng hoa của sáng tạo. Tất cả những điều này AI không có. AI sẽ thực hiện rất nhanh việc copy hay kết hợp những gì copy được. Nhưng AI không trải nghiệm, không sống những gì mà một nghệ sĩ thực sự sống trong quá trình sáng tạo. Nếu máy móc và AI trở nên tự trị, và thực sự thay thế nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật thì quả thực đó sẽ là một thảm họa đối với nhân tính, như nhiều người đang lo ngại. Điều gây kinh hoàng ở đây là: không cần phải sống, không cần nghiệm sinh, không cần xúc cảm, không cần suy tư, mà vẫn có thể tạo ra cái gọi là tác phẩm nghệ thuật.

Nhân loại thì vẫn sẽ còn tồn tại, nhưng nếu mất đi tầng lớp nghệ sĩ và mất đi nghệ thuật thì đó là sự đe dọa khủng khiếp đối với nhân tính.

Tác phẩm nghệ thuật không phải là một vật, nó là kết tinh tất cả những gì tinh túy của tài năng, sự dữ dội của cảm xúc, sự thăng hoa của nội tâm, sự hy sinh khía cạnh vật chất cho hoạt động sáng tạo, sự trả giá cho nghệ thuật, sự đau khổ, bế tắc của thân phận người, niềm hy vọng trong tận cùng tuyệt vọng, tất cả những gì van Gogh đã trải nghiệm, tức là tất cả những gì máy móc và AI không có.

Từ một góc độ khác, mối đe dọa của AI đối với con người cũng có thể trở nên trầm trọng. Con người, trong lịch sử của mình, vốn phát triển từ bầy đàn đến tình trạng cá nhân hóa để khẳng định giá trị mỗi người trong sự riêng biệt. Nhưng trong suốt quá trình này, nhiều lần, nếu không muốn nói là thường xuyên, con người bị khuôn gò vào tình trạng bầy đàn. Vì vậy, công việc của các nghệ sĩ, cũng như sản phẩm nghệ thuật của họ, là nỗ lực để vượt thoát khỏi tình trạng bầy đàn và tình trạng đồng phục, để xác lập bản sắc riêng của mình, khẳng định sự khác biệt và khẳng định giá trị của nhân vị chính trong sự khác biệt đó.

Tranh Dance của Henri Matisse

Sự đe dọa của việc sản xuất tác phẩm hàng loạt do trí tuệ nhân tạo thực hiện, xét từ khía cạnh này, cũng nằm trong sự đe dọa của tính bầy đàn và tính đồng phục, khiến cho con người bị quy thành các mẫu và đánh mất sự độc đáo của mình. Arendt đã từng phân tích điều này để nói về hậu quả của chủ nghĩa toàn trị đối với con người.

Đến đây, ta sẽ thử tìm cách phản biện những gì vừa được trình bày ở trên.

Liệu chúng ta có quá khắt khe với AI và lo sợ hão huyền hay không? Hãy nhớ lại sự phẫn nộ của giới chuyên môn hội họa khi lần đầu tiên cái bồn tiểu của Duchamp được đưa tới triển lãm. Chẳng phải cái bồn tiểu lật ngược ấy đã làm đảo lộn quan niệm về tác phẩm nghệ thuật? Một vật làm sẵn, hoàn toàn không phải là sáng tạo mới, cũng có thể trở thành tác phẩm nghệ thuật, nếu nghệ sĩ cấp cho nó một bối cảnh và ý nghĩa. Cái bồn tiểu trở thành tác phẩm nghệ thuật bởi vì Duchamp đã cấp cho nó những ý nghĩa nghệ thuật. Như vậy, lúc này ý niệm làm nên tác phẩm nghệ thuật là điều quan trọng chứ không phải là chất liệu hay bản thân vật thể. Theo cách đó mà trường phái ý niệm ra đời.

Hãy hình dung một ngày không xa, nếu ông Hinton nói đúng, AI có thể hoạt động độc lập, không cần đến sự can thiệp của con người, thì các tác phẩm do một mình AI tạo ra có tương đồng với trường hợp này hay không? Nếu ta chấp nhận cái bồn tiểu là một tác phẩm nghệ thuật, vậy tại sao không chấp nhận những gì do AI tạo ra (dù là copy hay tập hợp những yếu tố có sẵn của các nghệ sĩ) là tác phẩm nghệ thuật?

Có thể trả lời bằng chính những gì mà Duchamp bảo vệ: ý niệm nghệ thuật. Cái bồn tiểu sở dĩ trở thành tác phẩm nghệ thuật là nhờ các ý niệm hoàn toàn mới mẻ mà nghệ sĩ cấp cho nó. AI không có khả năng tạo ra các ý niệm, bản thân AI không có ý tưởng, AI được lập trình để copy lại những gì mà các nghệ sĩ đã làm. Tuy nhiên, chúng ta còn chưa biết rằng liệu các lập trình viên có đủ khả năng để tạo ra các AI có năng lực cảm xúc như con người hay không. Lúc này, AI là một cỗ máy vô cùng thông minh nhưng hoàn toàn vô hồn.

AI đặt con người vào tâm trạng bất an, lo sợ trước viễn cảnh đời sống bị máy móc xâm chiếm và thống trị, điều mà các bộ phim như The Matrix đã lột tả. Nhưng cảm giác bấp bênh về tương lai vốn không phải là một cảm giác mới lạ. Ở mỗi điểm khởi đầu của những biến đổi trong đời sống nhân loại, các nghệ sĩ đều là những người thể hiện cảm giác này trong tác phẩm của mình. Đó là những gì ta cảm nhận từ họa phẩm Tiếng thét của Munch, hoặc từ những tác phẩm của Francis Bacon trong đó các nhân dạng đang chuyển hóa thành hình dạng động vật, hoặc được trình bày trong trạng thái động vật tính của nó.

Nguy cơ bị mất nhân tính, trước nay, vốn được thể hiện trong nỗi lo âu về sự thống trị của tự nhiên, tức là thú tính nơi con người. Giờ đây, phẩm tính người còn bị đe dọa bởi sự thống trị của một thế lực khác: kỹ thuật và máy móc.

Bị kẹp giữa động vật tính và các cỗ máy vô hồn nhưng thông minh siêu việt với khả năng tạo ra đủ thứ, nhân tính lúc này thành ra mong manh hơn bao giờ hết. Và cũng chính trong tình thế mong manh này của phẩm tính người mà nghệ thuật đích thực, nghệ thuật của xúc cảm, của suy tư, của chiêm nghiệm, của yêu ghét, của hạnh phúc và đau buồn, của hy vọng và tuyệt vọng, tức là nghệ thuật của con người, của sự sống đích thực, càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.□

——

Chú thích

1 Will Compertz, Bạn đang nhìn gì vậy? – 150 năm nghệ thuật hiện đại trong nháy mắt, Tô Quỳnh dịch, Domino Books & NXB Đà Nẵng, 2020, tr. 90.

2 Kandinsky, Về cái tinh thần trong nghệ thuật, Nguỵ Hữu Tâm và Trần Vinh dịch, Domino Books & NXB Đà Nẵng, 2019, tr.32.

3 Như trên, tr.168.

4 Gilles Deleuze, Francis Bacon – Logique de la sensasion, Seuil, 2002, tr.57.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Từ Huy

Share/Save/Bookmark
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 
Tin tức cập nhật

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 23
  • Khách viếng thăm: 5
  • Máy chủ tìm kiếm: 18
  • Hôm nay: 952
  • Tháng hiện tại: 44393
  • Tổng lượt truy cập: 25384049