Các thành tựu khoa học của năm 2014

Đăng lúc: Thứ năm - 01/01/2015 20:53 - Người đăng bài viết: admin

Năm 2014 có rất nhiều thành tựu khoa học lớn. Nổi tiếng nhất là việc hạ cánh của tàu thám hiểm Phi­lae của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Châu Âu lên sao chổi 67/P Czu­riu­mow-Gie­ra­si­mien­ko. Một bước ngoặt khác là việc xe tự hành "Cu­rio­si­ti" phát hiện ra khí mê tan trên sao Hỏa. Các nhà khoa học Ba lan cũng làm chấn động thế giới do thành công làm người bị đứt dây sống đứng lên và đi được. Trang onet.pl đã điểm qua các sự kiện khoa học quan trọng nhất trong năm 2014:

Nhà toán học Kazăctăng đã giải xong „một bài toán của thế kỷ”

Vào năm 2000, Viện Toán Clay đã công bố một danh sách các bài toán quan trọng nhất chưa giải được, chúng được gọi là các „bài toán của thế kỷ”, giải thưởng cho mỗi bài toán này là một triệu đô la Mỹ.

Năm 2014 đã khởi đầu bằng một sự kiện vô cùng hứa hẹn. Vào tháng 1 năm 2014, ông

Mu­kh­tar­bai Otel­bay­ev, giáo sư ở Asta­na thuộc Kazăctăng đã giải được một trong bẩy bài toán nói trên.

Thành công trên con đường tạo ra phản ứng nhiệt hạch

Một tháng sau đó, các nhà khoa học ở California đã tiến gần đến việc giải quyết bài toán năng lượng cho thế giới. Họ đã ổn định được vài giai đoạn trong phản ứng nhiệt hạch. Việc này vô cùng hứa hẹn: nó là quá trình tạo ra năng lượng rẻ và an toàn.

Phản ứng nhiệt hạch là sự bắt chước quá trình phản ứng xảy ra trên mặt trời. Hyđrô kết hợp với các nguyên tố nặng hơn và khi đó giải phóng ra một lượng năng lượng khổng lồ. Việc tiến hành các phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát được như vậy trên Quả đất rất khó: cần phải có các loại chất đồng vị đặc biệt của hyđrô: deu­ter (D) và tryt (T), tạo ra áp suất lớn và nhiệt độ cực cao.

Các nhà khoa học đã quan sát được sóng hấp dẫn

Vào tháng ba, lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã quan sát được sóng hấp dẫn do sử dụng kính viễn vọng BI­CE­P2. Họ đã theo dõi được các nền sóng vũ trụ micrômet, là dấu vết còn lại sau Vụ nổ lớn, và là một bằng chứng về lý thuyết hình thành Vũ trụ.

Theo lý thuyết này Vũ trụ hình thành cách đây khoảng 14 tỷ năm, sau một vụ nổ lớn (Big Bang), và từ lúc đó nó không ngừng nở rộng, có thể quan sát được do có sự chạy xa dần của các thiên hà.

Sự tồn tại của một nguyên tố mới

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu các i-ôn nặng ở Darm­stadt (CHLB Đức) đã khẳng định sự tồn tại của một nguyên tố mới, hiện mang tên tạm thời là "unun­sep­tium", nguyên tử lượng là 117. Nó là một trong các nguyên tố nặng nhất, nặng khoảng gấp rưỡi chì. Nó không tồn tại trong tự nhiên, mà là nguyên tố nhân tạo.

"Tạo lại" vi-rus bệnh cúm đã gây ra nạn dịch lớn nhất trong lịch sử  

Đây là một thí nghiệm gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học đã „tạo lại” vi-rus bệnh cúm Tây ban nha hồi đầu thế kỷ trước, đã làm chết 100 triệu người. Cuộc thí nghiệm nhằm chứng minh việc xẩy ra bệnh dịch như vậy là rất dễ dàng, và bằng cách nào có thể phòng dịch. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng làm như vậy quá nguy hiểm. Họ nói việc tạo thành công loại vi-rus cúm năm 1918 không xứng với nguy hiểm có thể xảy ra.

Con tàu Voyager 1 bay vào khoảng không giữa các vì sao

Nhân loại chưa bao giờ đi xa như vậy. Con tàu Voyager 1 đã  bay vào khoảng không giữa các vì sao, nơi loài người chưa bao giờ đến được. Vị trí của con tàu được xác định lần cuối là vào tháng 7 năm ngoái nhờ một loại số liệu đặc biệt có liên quan đến các đám mây plasma do mặt trời phóng ra vào không gian giữa các vì sao.

Vệ tinh Heweliusz bay vào vũ trụ

Vệ tinh thứ hai của Ba lan đã bay vào vũ trụ trong tháng tám. Nó đã tham gia cùng với một vệ tinh anh em có tên là Lem, đang bay quanh Quả đất từ tháng 11 năm 2013.

He­we­liusz là một trong 6 vệ tinh được Áo-Canađa và Ba lan cùng chế tạo trong chương trình mang tên Brite. Năm vệ tinh, trong đó có vệ tinh Lem của Ba lan đã được phóng lên từ trước đó, tuy nhiên một trong các vệ tinh đó bị mất liên lạc và người ta không biết nó đang ở đâu.

Người phụ nữ đầu tiên sinh con sau khi được ghép tử cung

Một phụ nữ Thụy điển 36 tuổi là người đầu tiên trên thế giới đã sinh con sau khi được ghép tử cung. Cô gái được dấu tên này, do lỗi về di truyền khi sinh ra không có tử cung, và số người mắc bệnh này trên thế giới có tỷ lệ là 1/4500. Năm 2013, các bác sỹ ở Bệnh viện Go­ete­bor­g đã ghép cho cô ta tử cung của một người quen 61 tuổi, đã vào thời kỳ mãn kinh  7 năm về trước.

Cả thế giới nhắc đến Ba lan

Lần đầu tiên trên thế giới các bác sỹ Ba lan đã cấy một loại tế bào đặc biệt lấy ở vùng khứu giác trong não cho bệnh nhân bị đứt tủy sống, nhờ vậy mà bệnh nhân bắt đầu đi lại được nhờ các dụng cụ trợ giúp. Các hãng tin lớn trên thế giới đã đưa tin này. Thành công này là kết quả của một nghiên cứu hàng chục năm tại Bệnh viện thực hành của Đại học Tổng hợp Wro­cła­w.

Quả đất có một Mặt trăng nữa?

Các nhà khoa học Chi lê ngẫu nhiên phát hiện được một vật thể bay vòng quanh quả đất giống như mặt trăng, ở gần quả đất hơn. Vậy Quả đất có một Mặt trăng nữa?

Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN): phát hiện ra hai hạt cơ bản mới

Các nhà vật lý tại CERN ở Giơnevơ tuyên bố đã phát hiện được hai hạt cơ bản mới, cấu tạo từ ba hạt quack: hạt xuống (d), hạt lạ (s) và hạt đáy (b). Chúng giúp mở rộng kiến thức của con người về vũ trụ. Các nhà vật lý đã tiên đoán sự tồn tại của các hạt Xi_b' và Xi_b* từ lâu, nhưng bây giờ mới quan sát được chúng.

Thành công của chuyến bay con tàu Rosetta

Sau hành trình 10 năm con tàu thám hiểm mẹ Ro­set­ta đã đến đích là sao chổi Czu­riu­mow-Gie­ra­si­mien­ko 67/P, và cho tàu con Phi­lae hạ lên đó. Cuộc hạ cánh lịch sử này không thật hoàn hảo, Philae  bị nẩy lên và rơi vào vùng tối nên các pin không được nạp. Phi­lae đã đi vào trạng thái ngủ để chờ đến thời điểm tốt hơn. Các nhà khoa học hy vọng các mẫu thử do dụng cụ thăm dò của Philae lấy được và sau phân tích sẽ mở rộng kiến thức về sự hình thành của hành tinh và sự hình thành cuộc sống vì băng và đá trên sao chổi được tạo ra từ lúc Hệ Mặt trời hình thành.

Ba lan khởi động vào công việc chinh phục vũ trụ

Ba lan nối gót Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Mỹ NASA. Vào tháng bảy 2014 Quốc hội đã quyết định thành lập Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ba lan, tên viết tắt là POLSA. Thông qua cơ quan này các hãng của Ba lan dễ nhận được tài trợ của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Châu Âu hơn. Đồng thời, sự hợp tác giữa giới khoa học và kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ tốt hơn.

Tháng 11, giáo sư Mark Ba­nasz­kie­wi­cz, người đang là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Ba lan, đã được bổ nhiệm lãnh đạo POLSA.

Trên sao Hỏa có sự sống?

Tàu Curiosity đã phát hiện ra khí me tan, một loại khí thiết yếu cho sự sống tồn tại trên hành tinh này.​

Tác giả bài viết: Nguyễn Hữu Viêm, dịch từ onet.pl

Share/Save/Bookmark
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lien he quang cao
Liên hệ quảng cáo
Thống kê truy cập Website
  • Đang truy cập: 87
  • Hôm nay: 5069
  • Tháng hiện tại: 9771
  • Tổng lượt truy cập: 24424427